Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân gây nên thiểu năng tụy ngoại tiết là gì?

Ngày 17/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiểu năng tụy ngoại tiết là bệnh gây ra do thiếu men tuyến tụy ngoại tiết dẫn đến việc thức ăn bị giảm hoặc khó tiêu, làm cho cơ thể rơi vào tình trạng kém hấp thu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiểu năng tụy ngoại tiết?

Tuyến tụy nằm trong tuyến ngoại tiết chính của cơ thể con người. Công việc nói chung của tuyến ngoại tiết là giải phóng các chất qua ống dẫn vào các cơ quan hoặc bề mặt cơ thể. Còn tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi các thực phẩm được đưa vào cơ thể.

Tụy ngoại tiết là gì?

Tụy được bao quanh bởi bao tụy. Bao tụy cũng có tác dụng chia tuyến tụy thành các tiểu thùy. Nhu mô tụy bao gồm các tế bào tụy ngoại tiết. Những tế bào này chứa nhiều hạt nhỏ chứa enzym tiêu hóa làm tiền chất, chủ yếu là trypsinogen, chymotrypsinogen, lipase tụy và amylase.

nguyen-nhan-gay-nen-thieu-nang-tuy-ngoai-tiet-la-gi 1.png
Tuyến tụy nằm trong tuyến ngoại tiết chính của cơ thể con người

Tụy là một cơ quan của hệ tiêu hóa và có cả chức năng tuyến ngoại tiết và nội tiết. Tuyến tụy nằm phía sau phúc mạc và dạ dày, sát vào thành ổ bụng sau và ngang qua đốt sống thắt lưng. Mỗi ngày tuyến tụy ngoại tiết tiết ra khoảng 1000ml dịch tụy. Lượng dịch tụy này được tiết ra nhiều nhất khi ăn: 20% lượng dịch tụy của cả bữa ăn có thể được tiết ra chỉ bằng cách chỉ nhìn, ngửi, nghĩ đến thức ăn hoặc nhai và nuốt. Khi thức ăn được đưa vào dạ dày thì 5 đến 10% dịch sẽ được tiết ra, khi thức ăn đến ruột thì 70% là dịch tụy.

Dịch tụy chứa nhiều bicarbonate và nhiều enzyme giúp tiêu hóa hầu hết các loại thực phẩm. Các nhóm enzyme sẽ bao gồm:

  • Enzyme tiêu hóa protein: Trypsin, chymotrypsin, elastase, carboxypeptidase.
  • Enzyme tiêu hóa lipit: Lipase, phospholipase A2, cholesterol esterase.
  • Enzym tiêu hóa acid nucleic: ribonuclease, desoxyribonuclease.

Khi được kích thích thích hợp, các enzym tuyến tụy sẽ được tiết vào ống tụy và sau đó đổ vào ruột non ở đoạn D2 của tá tràng. Ở đây, men enterokinase tá tràng sẽ có vai trò xúc tác quá trình chuyển đổi trypsinogen thành dạng hoạt động của nó là trypsin. Trypsin là một endopeptidase có tác dụng phân cắt các amino acid của chymotrypsinogen thành dạng hoạt động chymotrypsin. Men này cắt polypeptide trong thực phẩm thành các đơn vị nhỏ có thể hấp thụ qua niêm mạc ruột. Điều cực kỳ quan trọng là tuyến tụy chỉ tiết ra các men dưới dạng tiền chất hay dạng không hoạt động vì các men hoạt động có khả năng phá hủy protein của chính tuyến tụy.

nguyen-nhan-gay-nen-thieu-nang-tuy-ngoai-tiet-la-gi 2.jpg
Tuyến tụy chỉ tiết ra các men dưới dạng tiền chất hay dạng không hoạt động

Dịch tụy là nguồn cung cấp men tiêu hóa chất béo và protein, trong khi niêm mạc ruột có men tiêu hóa đường. Dịch tụy cũng chứa các ion bicarbonate kiềm giúp trung hòa lượng acid có trong thức ăn được đưa xuống từ dạ dày. Việc kiểm soát chức năng tuyến tụy ngoại tiết được thực hiện bởi các enzyme như gastrin, cholecystokinin và secretin. Những enzyme này được tiết ra bởi các tế bào của dạ dày và tá tràng dưới sự kích thích của thức ăn trong đường tiêu hóa và bởi chính dịch tụy.

Thông thường để đảm bảo cấu trúc và chức năng ngoại tiết bình thường của tuyến tụy thì các enzyme được tiết ra dưới dạng tiền chất, nghĩa là chúng chưa có khả năng tiêu hủy protein và chất béo. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như tình trạng ứ trệ, nhiễm trùng, chấn thương..., các men hay còn gọi là enzyme này được hoạt hóa ngay trong tuyến tụy khiến tuyến tụy tự hủy, gọi là viêm tụy cấp. Trên lâm sàng, viêm tụy cấp có thể do sỏi, giun chui vào ống mật tụy.

Nguyên nhân gây nên thiểu năng tụy ngoại tiết

Thiểu năng tụy ngoại tiết là một bệnh do sự thiếu men tụy ngoại tiết dẫn đến thức bị khó tiêu, cơ thể kém hấp thu gây nên tình trạng sụt cân nhanh chóng và đột ngột.

Một số nguyên gây thiểu năng tụy ngoại tiết có thể kể đến như sau:

  • Viêm tụy mãn tính: Viêm tụy mãn tính là một trong những nguyên nhân gây suy tụy ngoại tiết. Viêm tụy mãn tính làm tổn thương các tế bào sản xuất enzyme tiêu hóa. Đây là lý do tại sao hầu hết bệnh nhân viêm tụy mãn tính cũng bị thiểu năng tụy ngoại tiết.
  • Viêm tụy cấp: Viêm tụy cấp không được điều trị có thể tiến triển thành viêm tụy mãn tính, từ đó làm tăng nguy cơ bị thiểu năng tụy ngoại tiết.
nguyen-nhan-gay-nen-thieu-nang-tuy-ngoai-tiet-la-gi 3.jpg
Viêm tụy cấp không được điều trị có thể tiến triển thành viêm tụy mãn tính
  • Bệnh Celiac: Chiếm 20% các trường hợp suy tụy ngoại tiết. Bệnh Celiac là bệnh liên quan đến việc không thể tiêu hóa gluten. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, phân mỡ…, và trong trường hợp này, các triệu chứng cũng có thể gây ra thiểu năng tụy ngoại tiết.
  • Hội chứng ruột ngắn, hội chứng Shwachman-diamond: Là một rối loạn di truyền rất hiếm gặp ảnh hưởng đến xương và tuyến tụy. Những người mắc hội chứng này thường bị suy tụy ngoại tiết, có thể dễ dàng dẫn đến thiểu năng tụy ngoại tiết nếu không được điều trị.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân gây bệnh khác như: Đái tháo đường, hội chứng Zollinger-ellison, xơ hóa dạng nang, bệnh viêm ruột.

Thiểu năng tụy ngoại tiết có triệu chứng gì?

Các triệu chứng có thể kể đến của thiểu năng tụy ngoại tiết bao gồm:

  • Bệnh nhân kém hấp thu có thể bị sụt cân đột ngột.
  • Các bệnh rối loạn về hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, phân mỡ.
  • Đau bụng thượng vị tái phát nhiều lần.
  • Giảm hấp thu các vitamin như: Vitamin A gây giảm thị lực, quáng gà, vitamin K trong rối loạn đông máu, vitamin D gây loãng xương; vitamin E gây xơ vữa động mạch kèm theo mệt mỏi thường xuyên, giảm trương lực cơ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những nguyên nhân gây nên thiểu năng tụy ngoại tiết mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như những triệu chứng của căn bệnh này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm