Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em đang ngày một gia tăng, gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Chính vì thế, việc tìm hiểu và trang bị kiến thức về căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cơ bản nhất xoay quanh bệnh trầm cảm ở trẻ em.
Trầm cảm là một dạng của rối loạn cảm xúc biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần bao gồm cảm xúc, vận động và tư duy. Vậy dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em là gì? Hướng điều trị khi trẻ bị trầm cảm ra sao? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Long Châu lý giải trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng và đang có xu hướng trẻ hóa qua các năm. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, kể cả người lớn, trẻ em hay trẻ vị thành niên. Một số rối loạn trầm cảm thường gặp ở trẻ em bao gồm:
Dạng rối loạn trầm cảm này thường gặp phổ biến ở nhóm đối tượng đang trong độ tuổi dậy thì và ít gặp phải ở người trường thành. Trẻ mắc chứng rối loạn trầm cảm chủ yếu thường kéo dài trong vài tuần với các biểu hiện đặc trưng bao gồm:
Chứng rối loạn tâm trạng hỗn hợp thường do không hài lòng hay khó chịu với một sự việc, hành vi nào đó xảy ra liên tục trong một thời gian dài, thường gặp ở trẻ từ 6 - 10 tuổi.
Trẻ mắc chứng trầm cảm này thường có biểu hiện dễ cáu gắt, phản kháng, chống đối, thậm chí là kích động quá mức đối với một sự việc nào đó xảy ra xung quanh.
Trong một số trường hợp, cơn tức giận có thể xuất hiện vì một nguyên nhân vô lý, không hợp hoàn cảnh, thậm chí là không có nguyên nhân. Lúc này trẻ bị kích động quá mức dẫn đến hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh.
Rối loạn khí sắc là một trong những dạng trầm cảm ở trẻ em với các triệu chứng kéo dài liên tục trong nhiều năm. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ.
Trẻ bị rối loạn khí sắc sẽ có các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, cơ thể thiếu năng lượng, khó ngủ, khí sắc trầm buồn, thường có suy nghĩ bi quan và ù tai liên tục trong nhiều ngày, thậm chí là tuyệt vọng với cuộc sống.
Nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm vô cùng đa dạng, có thể do tác động từ bên ngoài hoặc xuất phát từ di truyền. Tuy nhiên, dù trầm cảm xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa thì cha mẹ cũng cần phải quan tâm trẻ đúng cách và kịp thời để giúp trẻ điều trị bệnh từ đó ngăn ngừa các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.
Một trong những tác nhân không thể bỏ qua khiến trẻ bị trầm cảm đó là di truyền. Các chuyên gia cho rằng, ADN là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em. Nhóm đối tượng mắc bệnh trầm cảm do yếu tố di truyền thường gặp nhất là trẻ trong độ tuổi từ 1 - 6 tuổi.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những trường hợp trong gia đình có thành viên mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc chứng bệnh này là rất cao, cụ thể là gấp 3 lần so với những trẻ khác.
Bên cạnh yếu tố di truyền thì các tác nhân bên ngoài hoặc môi trường sống cũng có thể tác động đến tâm lý của trẻ và gây bệnh trầm cảm. Các tác nhân bao gồm:
Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em có những đặc điểm khác so với trầm cảm ở người lớn. Dưới đây dấu hiệu bị trầm cảm ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo:
Trầm cảm ở trẻ em thường biểu hiện bằng triệu chứng cơ thể, trong đó đau là một triệu chứng thường gặp nhất. Trẻ thường đau đầu, đau ngực, đau bụng, thường xuyên cảm thấy ngột ngạt đi kèm cảm giác buồn chán… Chính vì các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật mà các thể trầm cảm nhẹ thường bị bỏ qua, không được phát hiện và điều trị sớm.
Trẻ bị trầm cảm thường xuyên mất tập trung, khó tiếp thu trong học tập dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút. Đây chính là nguyên nhân mà các bậc làm cha làm mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý để có hướng khắc phục sớm.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số trường hợp khác lại cảm thấy hưng phấn. Trẻ chăm chỉ học tập, tuy kết quả ban đầu tốt nhưng về sau kết quả học tập là bị giảm sút rõ rệt.
Trẻ thường thu mình và tự cô lập, không muốn giao tiếp cũng như tham gia các hoạt động đoàn thể. Bên cạnh đó, trẻ có biểu hiện thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, người xung quanh, thậm chí là những người thân trong gia đình.
Khi trẻ mắc tự kỷ, trẻ thường có các rối loạn trong sinh hoạt bao gồm rối loạn ăn uống và rối loạn giấc ngủ.
Trầm cảm là chứng bệnh vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Chính vì thế, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để có hướng điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc có nhiều thông tin hữu ích về chứng bệnh trầm cảm ở trẻ em.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.