Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhiệt độ rã đông sữa mẹ bao nhiêu là tốt nhất? Các phương pháp rã đông sữa mẹ khoa học

Ngày 23/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bảo quản sữa mẹ bằng phương pháp đông lạnh là lựa chọn của nhiều mẹ bỉm khi có nhiều sữa hoặc phải quay lại đi làm sau thời gian nghỉ thai sản. Việc rã đông sữa mẹ có vẻ đơn giản nhưng nếu không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sẽ gây mất chất lượng dinh dưỡng. Vậy, nhiệt độ rã đông sữa mẹ bao nhiêu là tốt nhất? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay sau đây.

Sữa mẹ đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của em bé trong giai đoạn đầu đời. Do đó, các phương pháp để bảo quản, lưu trữ và hâm sữa luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phía các bậc cha mẹ. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ một số thông tin quý báu và hữu ích nhất về nhiệt độ rã đông sữa mẹ. Mời bạn đọc tham khảo!

Nhiệt độ rã đông sữa mẹ tốt nhất

Trước khi dùng sữa mẹ trữ đông cho bé bú, cần phải thực hiện quá trình rã đông sữa mẹ. Thao tác này mặc dù đơn giản nhưng đòi hỏi kiến thức cần thiết, đặc biệt là về cách rã đông, nhiệt độ rã đông sữa mẹ và thời gian hâm sữa mẹ.

Nhiệt độ rã đông sữa mẹ lý tưởng là khoảng 37 độ C, bởi vì độ ấm này gần gũi với nhiệt độ cơ thể mẹ, tạo cảm giác thoải mái cho bé. Có thể hâm sữa bằng hơi nước trong khoảng 6 - 10 phút để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng được giữ nguyên.

Nếu không kiểm soát được thời gian và nhiệt độ rã đông sữa mẹ sẽ có thể dẫn đến sự biến đổi tỷ lệ dinh dưỡng trong sữa, các kháng thể như Lactoferrin và Lysozyme mất đi khả năng chống vi khuẩn và chống viêm cho bé do cấu trúc phân tử bị hỏng.

Nhiệt độ rã đông sữa mẹ bao nhiêu là tốt nhất? Các phương pháp rã đông sữa mẹ khoa học 1
Áp dụng nhiệt độ rã đông sữa mẹ đúng để không làm mất dinh dưỡng trong sữa

Tìm hiểu về các phương pháp rã đông sữa mẹ phổ biến

Không phải lúc nào sữa ấm cũng thích hợp cho bé ăn. Nếu không biết cách hâm sữa mẹ đúng cách có thể dẫn đến việc mất đi các chất dinh dưỡng có lợi trong sữa. Dưới đây là phân tích của chuyên gia về các phương pháp rã đông sữa mẹ đang được nhiều mẹ bỉm sử dụng nhất.

Rã đông từ từ với nhiệt độ phòng

Nhiều phụ nữ tin rằng hâm sữa mẹ sẽ làm mất chất dinh dưỡng do tác động nhiệt. Vì lẽ đó, họ ưa chuộng phương pháp rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng để bảo toàn chất lượng sữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải mọi phương pháp hâm sữa mẹ đều gây mất chất dinh dưỡng. Vitamin và kháng thể trong sữa mẹ chỉ bị mất khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc do va đập mạnh. Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì điều này có thể tăng cơ hội sinh sôi vi khuẩn trong sữa.

Làm nóng sữa mẹ thủ công

Có một số phương pháp làm nóng sữa trữ đông thủ công được nhiều mẹ bỉm áp dụng đó là:

  • Ngâm trong nước sôi: Nhiệt độ rã đông sữa mẹ chỉ nên để dưới 40 độ C để giữ nguyên chất dinh dưỡng của sữa. Do đó, không nên ngâm sữa trong nước quá nóng hoặc nước sôi.
  • Ủ nước ấm: Phương pháp này có thể được sử dụng nếu sữa được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, cần tránh việc lắc mạnh tay để không làm hỏng cấu trúc phân tử.
  • Hấp cách thủy: Một phương pháp rã đông sữa mẹ khả thi nhưng cần điều chỉnh nhiệt độ rã đông sữa mẹ chính xác.
  • Đun sữa mẹ: Không nên sử dụng phương pháp này vì thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm mất tính chất của kháng thể trong sữa.

Sử dụng lò vi sóng

Ưu điểm của việc sử dụng lò vi sóng để hâm sữa mẹ trữ đông là tính tiện lợi và tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này thường làm cho sữa nóng quá, dẫn đến việc bé phải chờ đợi cho đến khi sữa nguội đến nhiệt độ lý tưởng mới có thể bú. Hơn nữa, rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng còn có nhiều nhược điểm, bao gồm:

  • Sự không đồng đều về nhiệt độ trong túi sữa mẹ trữ đông có thể gây ra tình trạng bé bị bỏng khi bú.
  • Nhiệt độ rã đông sữa mẹ quá cao có thể làm mất đi vai trò bảo vệ của các amino axit dinh dưỡng trong sữa mẹ.
  • Sóng điện từ từ lò vi sóng có thể gây hỏng các vitamin quan trọng, gây mất mát các dưỡng chất trong sữa mẹ.

Vì những lý do trên, việc sử dụng lò vi sóng để rã đông sữa mẹ không được khuyến khích bởi các chuyên gia dinh dưỡng.

Sử dụng máy hâm sữa

Máy hâm sữa được đánh giá cao vì khả năng bảo toàn chất dinh dưỡng tốt nhất trong các phương pháp. Nhờ vào công nghệ thông minh, phương pháp này đảm bảo 3 yếu tố quan trọng trong quá trình rã đông sữa mẹ, đó là nhiệt độ rã đông sữa mẹ, thời gian và dinh dưỡng.

Cụ thể, máy sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ an toàn trong khoảng thời gian phù hợp một cách chính xác. Khả năng bảo quản vitamin, lactose và protein gần như không bị ảnh hưởng, hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng lò vi sóng. Sử dụng máy hâm sữa mẹ trữ đông giúp giảm bớt lo lắng về mất mát chất lượng sữa.

Nhiệt độ rã đông sữa mẹ bao nhiêu là tốt nhất? Các phương pháp rã đông sữa mẹ khoa học 2
Mẹ nên sử dụng máy hâm sữa để rã đông sữa mẹ trước khi cho con bú

Các sai lầm thường gặp khi sử dụng sữa mẹ trữ đông

Khi nói đến việc rã đông sữa mẹ và thời gian cần để sữa nguội đến 37 độ C, nhiều phụ nữ cho rằng chỉ cần hâm sữa cho đến khi hoàn toàn rã đông và sau đó nguội lại đến nhiệt độ lý tưởng là đủ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng điều này là một hiểu lầm. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tránh những sai lầm sau:

  • Lưu trữ lại sữa đông sau khi đã rã đông một lần.
  • Chia một phần sữa trữ đông thành nhiều lần hơn so với lượng bé cần bú.
  • Lắc mạnh bình sữa sau khi đã rã đông.
  • Không nhận ra các dấu hiệu cho thấy sữa đã hỏng.
  • Pha trộn sữa đông cũ với sữa mới vắt.
  • Rã đông nhanh với nhiệt độ cao.
Nhiệt độ rã đông sữa mẹ bao nhiêu là tốt nhất? Các phương pháp rã đông sữa mẹ khoa học 3
Không nên cho bé bú sữa mẹ có dấu hiệu hư hỏng để đảm bảo an toàn cho bé

Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ đúng nhất

Rã đông sữa mẹ một cách đúng đắn là quan trọng để bảo quản các chất dinh dưỡng trong sữa và đảm bảo an toàn cho bé. Dưới đây là hướng dẫn cách thức rã đông sữa mẹ một đúng nhất:

Với sữa mẹ được bảo quản ở ngăn đá

Đối với sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh thì trước khi sử dụng trong vòng một ngày, mẹ nên chuyển sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát để rã đông, đảm bảo nhiệt độ vẫn được duy trì ở mức tủ lạnh. Hoặc mẹ có thể rã đông sữa bằng cách đặt nó trong một chậu nước nhưng nước đó phải là nước đá lạnh.

Khi sữa đã hoàn toàn chảy mềm từ trạng thái đông sang trạng thái lỏng, mẹ cần nhẹ nhàng lắc để lớp váng sữa, chứa nhiều chất béo và phần nước sữa, được kết hợp đều với nhau. Sau đó, mới thay nước ngâm sữa bằng nước ấm để hâm đến nhiệt độ phù hợp cho bé ăn.

Lưu ý: Khi mẹ chuyển sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát, có thể thấy một lớp váng mỏng trên mặt bình, đó là chất béo cần thiết trong sữa mẹ. Trước khi cho bé ăn, chỉ cần lắc nhẹ để lớp màng này tan hết vào sữa. Tuy nhiên, nếu xuất hiện kết tủa thành đám mây trắng đục, đó là dấu hiệu sữa đã hỏng và không nên sử dụng vì không đảm bảo chất lượng và an toàn cho đường tiêu hoá của bé.

Với sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát

Mẹ nên lấy sữa từ tủ lạnh và ngâm vào nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40 độ C cho đến khi đạt được nhiệt độ phù hợp để cho con ăn. Tuy nhiên, cần tránh ngâm sữa trong nước quá nóng để không làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.

Sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh, sữa mẹ không thể được đặt lại vào để cấp đông và sử dụng sau này. Vì vậy, mẹ chỉ nên lấy ra lượng sữa cần thiết cho mỗi lần cho con ăn.

Nhiệt độ rã đông sữa mẹ bao nhiêu là tốt nhất? Các phương pháp rã đông sữa mẹ khoa học 4
Mẹ cần biết cách rã đông sữa đúng theo hướng dẫn của chuyên gia

Trên đây là những thông tin từ Nhà thuốc Long Châu chia sẻ về phương pháp rã đông sữa mẹ và nhiệt độ rã đông sữa mẹ lý tưởng nhất. Biết cách rã đông sữa mẹ đúng sẽ giúp bé nhận được nguồn dinh dưỡng chất lượng. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc tốt nhất cho bé yêu của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm