Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cho con bú uống trà sữa được không? Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú như thế nào?

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, trà sữa là một loại thức uống được khá nhiều chị em phụ nữ yêu thích, trong đó có cả các bà mẹ sau sinh. Khi có những sự căng thẳng và mệt mỏi, uống một ly trà sữa có thể làm sảng khoái tinh thần. Tuy nhiên nhiều người đã đặt ra câu hỏi cho con bú uống trà sữa được không?

Sau sinh, các mẹ thường có nhiều câu hỏi về việc ăn uống cũng như chế độ dinh dưỡng để con được phát triển khoẻ mạnh. Một trong những câu hỏi về vấn đế đó được khá nhiều người quan tâm đó là cho con bú uống trà sữa được không? Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn biết thông qua bài viết dưới đây nhé.

Vài nét về trà sữa

Trà sữa là một loại thức uống có nguồn gốc từ Đài Loan và đã nhanh chóng du nhập vào thị trường Việt Nam, trở thành món đồ uống ưa thích của giới trẻ, nhất là nữ giới. Một cốc trà sữa gồm có một số thành phần nguyên liệu như sau:

  • Bột sữa được chiết xuất từ thực vật.
  • Phần trà có chứa chất oxy hoá tốt cho hệ tim mạch và cả cơ thể.
  • Hạt trân châu được làm từ bột nếp, bột năng hoặc bột gạo, có thể bổ sung thêm năng lượng cho hoạt động cơ thể.
  • Đường.

Tuy nhiên, hiện nay vì lợi ích mà nhiều quán trà sữa đã dùng những nguyên liệu rẻ tiền, không đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc không rõ ràng. Ngoài ra, một số cửa hàng còn dùng đường hoá học, chất phụ gia, hương liệu, thậm chí còn có cả chất bảo quản.

Cho con bú uống trà sữa được không? Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú như thế nào? 1
Trà sữa là một loại thức uống được giới trẻ yêu thích, nhất là nữ giới

Một số tác hại người mẹ sau sinh uống trà sữa

Sau đây là một số tác hại ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người mẹ sau sinh khi uống trà sữa, cụ thể:

Làm giảm lượng sữa và sự hấp thụ dinh dưỡng

Tanin là thành phần của hợp chất polyphenol tự nhiên có từ trong trà. Khi chất tanin kết hợp với sữa mẹ có thể làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra, ảnh hưởng đến chất lượng sữa, làm mất sự cân bằng nội tiết tố. Không chỉ vậy, sự kết hợp này còn gây ức chế việc hấp thụ các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, kẽm… Điều này khiến cơ thể người mẹ sau sinh bị thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của hai mẹ con.

Cho con bú uống trà sữa được không? Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú như thế nào?  2
Chất tanin từ trong trà có thể làm giảm lượng sữa và giảm hấp thụ dinh dưỡng

Cản trở sự phát triển của trẻ

Cho con bú uống trà sữa được không? Trong trà sữa thường có chứa thành phần cafeine. Đây là một loại chất gây kích thích não và hệ thần kinh trung ương. Khi một lượng lớn caffeine vào cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng lo âu, khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ, thậm chí là mất ngủ. Khi người mẹ đang cho con bú tiêu thụ nhiều caffeine sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của bé.

Ngoài ra, so với người lớn, trẻ sẽ chuyển hoá caffeine chậm hơn nhiều. Vì vậy, khi trẻ hấp thụ caffine với lượng nhiều thông qua sữa mẹ, khiến trẻ dễ bị kích thích, trở nên cáu kỉnh, quấy khóc, bồn chồn, thậm chí là có thể mất ngủ.

Chứa nhiều axit béo

Ngoài chứa thành phần tanin, caffeine thì trà sữa còn chứa nhiều kem và chất béo có nguồn gốc từ động vật. Khi hấp thụ lượng chất béo này, chúng sẽ tạo thêm áp lực cho hệ thống tiêu hoá của người mẹ sau sinh, khiến việc hồi phục sau sinh bị chậm lại. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều chất béo sau sinh còn có khả năng làm tăng nguy cơ mỡ máu, các biến chứng liên quan khác.

Chứa nhiều đường

Một cốc trà sữa thường sẽ chứa nhiều đường. Đường để ướp hạt trân châu, đường bỏ vào trong trà sữa để tăng thêm vị ngọt. Khi cơ thể người mẹ hấp thụ một lượng đường lớn như vậy trong cùng một ngày, có thể làm cho sản phụ sau sinh tăng cân, bị tiểu đường. Một cốc trà sữa bổ sung vô cùng nhiều năng lượng, vì thế, nếu không cân bằng hàm lượng calo trong các loại thực phẩm khác thì sẽ có nguy cơ cao bị béo phì, thừa cân.

Trà sữa lạnh

Cho con bú uống trà sữa được không? Sau sinh, do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, men răng của người mẹ thường rất yếu. Vì vậy, mỗi khi uống hoặc ăn đồ lạnh họ thường cảm thấy rất ê buốt răng. Mà trà sữa là một loại thức uống lạnh, vì thế, phụ nữ sau sinh uống trà sữa có thể làm yếu chân răng.

Hơn nữa, do sau sinh sức đề kháng của người mẹ còn yếu, việc uống trà sữa lạnh có thể khiến mẹ bị đau họng, cảm lạnh, ho, tiêu chảy, ruột co thắt, có thể khiến các dây thần kinh bị ê buốt, dẫn đến tình trạng đau đầu sau sinh…

Cho con bú uống trà sữa được không?

Trà sữa là loại thức uống chứa nhiều đường cũng như chất làm ngọt. Đây là một trong những thành phần được khuyến cáo không nên dùng cho bé dưới 24 tháng tuổi. Mẹ đang cho con bú hấp thụ nhiều chất này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến bé.

Cho con bú uống trà sữa được không? Thành phần caffeine có trong trà sữa có thể khiến cơ thể người mẹ bị mất nước, làm giảm lượng sữa tiết ra. Bé hấp thụ caffine thông qua việc bú sữa mẹ có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bồn chồn, thậm chí là mất ngủ… Khi caffeine và axit béo chuyển hoá trong trà sữa sẽ tác động tới sự phát triển hệ thần kinh của bé.

Không chỉ vậy, trà sữa còn chứa chất tanin vừa làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra, vừa ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Bên cạnh đó, nếu mẹ cho con bú uống phải những loại trà không đảm bảo vệ sinh thì người mẹ có thể bị nhiễm lạnh, cảm cúm và có thể lây sang con.

Với câu hỏi cho con bú uống trà sữa được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà sữa, nhất là những loại trà sữa rẻ tiền chứa nhiều chất phụ gia, không những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ người mẹ sau sinh, mà còn tác động trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển của bé. Vì vậy, người mẹ nên kiêng hoàn toàn việc uống trà sữa cho đến khi trẻ ngừng bú sữa mẹ.

Cho con bú uống trà sữa được không? Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú như thế nào? 3
Các mẹ đang cho con bú uống trà sữa được không

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ cho con bú

Để đảm bảo các dưỡng chất cho giai đoạn cho con bú, người mẹ sau sinh nên chú ý một số điều như sau:

  • Xây dụng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ mang lại năng lượng và đủ sữa nuôi con, giúp bé phát triển khoẻ mạnh về thể chất cũng như trí não.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm nhưng phải đảm bảo có đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết, đó là chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, nhất là nên uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Hãy ăn các loại thực phẩm như: Cá hồi giúp cung cấp DHA rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, sữa chua hoặc phô mai giúp cung cấp vitamin D và canxi, các loại rau và trái cây giúp cung cấp các vitamin và các khoáng chất, các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp nâng cao chất lượng sữa mẹ…
  • Mẹ đang cho con bú không nên ăn những đồ ăn cay, đồ đóng hộp, đồ ăn dầu mỡ…
  • Không nên uống rượu bia, cà phê, trà sữa để không bị ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa mẹ và tác động trực tiếp đến hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh.
  • Sau khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào, các mẹ nên theo dõi phản ứng của các bé như bú kém, tiêu chảy, phát ban, nôn trớ… Không nên ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như cua, sò, tôm, ốc, hến…
  • Trong giai đoạn cho con bú, các mẹ cũng nên cẩn trọng khi dùng thuốc, đặc biệt là những loại thuốc có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh của trẻ.
  • Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh những lo âu, căng thẳng quá mức. luôn giữ trạng thái tinh thần vui vẻ trong giai đoạn cho con bú.
Cho con bú uống trà sữa được không? Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú như thế nào? 4
Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh đối với người mẹ đang cho con bú

Như vậy, bài viết trên đã giúp các mẹ cho câu trả lời của câu hỏi cho con bú uống trà sữa được không? Thay vì uống trà sữa, các mẹ có thể ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sữa mẹ như trái cây, rau xanh, sữa tươi, hạt ngũ cốc nguyên chất… Hãy xây dựng một chế độ ăn thật khoa học và hợp lý trong giai đoạn cho con bú để giúp bé phát triển toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm