Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nhịp tim 117 có nguy hiểm không? Một số cách để duy trì nhịp tim ổn định

Ngày 25/08/2024
Kích thước chữ

Nhịp tim 117 có nguy hiểm không là vấn đề lo lắng của nhiều người khi gặp nhịp tim bất thường. Để đánh giá tình trạng này trên thực tế bạn cần phải xem xét nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau. Cùng tham khảo bài viết sau để biết cách giữ nhịp tim ổn định, từ đó đảm bảo một sức khỏe tim mạch tốt.

Nhiều người thường hay lo lắng khi kiểm tra nhịp tim cho ra kết quả 117. Vậy nhịp tim 117 có nguy hiểm không? Khi nào bạn cần gặp khám bác sĩ? Bạn cần làm gì để nhịp tim luôn ở trạng thái ổn định?

Thể nào là nhịp tim nhanh?

Trước khi tìm hiểu nhịp tim 117 có nguy hiểm không, ta cùng xem thế nào được xem là tình trạng nhịp tim nhanh nhé! Nhịp tim ở trạng thái bình thường của người khỏe mạnh sẽ dao động ở khoảng 60 đến 100 nhịp trong vòng 1 phút, lúc bạn nghỉ ngơi. Nếu bạn kiểm tra nhịp tim cho ra kết quả trên 100 nhịp trong 1 phút, tức là bạn đã gặp tình trạng nhịp tim nhanh.

Nhịp tim 117 có nguy hiểm không 1
Nhịp tim trên 100 nhịp trong 1 phút, tức là bạn đã gặp tình trạng nhịp tim nhanh

Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?

Nhịp tim trên 100 nhịp/phút hay nhịp tim 117 được xem là nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, tình trạng nhịp tim nhanh này không phải lúc nào cũng đáng lo lắng. Ví dụ, trong trường hợp bạn tập thể dục, stress hoặc hoạt động gắng sức, nhịp tim đập nhanh hơn là điều bình thường. Ở những người khỏe mạnh bình thường, không có bệnh nền, việc tim đập nhanh cũng ít nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì tình trạng nhịp tim 117 có thể là hồi chuông báo động về một bệnh lý đang tiềm ẩn trong cơ thể. Ngoài ra, tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài có thể dẫn những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Khi tim đập 117 nhịp/phút, tim của bạn sẽ không có đủ thời gian cần thiết để nạp đủ máu giữa hai lần đập. Việc này có thể nguy hiểm bởi tim không được cung cấp đủ oxy và máu cần thiết cho tế bào, mô và các cơ quan khác trong cơ thể.

Khi nhịp tim tăng lên 117 nhịp/phút, nhất là khi tình trạng này kéo dài, điều này có thể làm cho bạn đối mặt với những biến chứng tiềm ẩn như:

  • Suy tim;
  • Thường xuyên gặp tình trạng bất tỉnh hay ngất xỉu;
  • Hình thành máu đông, làm tăng khả năng nhồi máu cơ tim, đột quỵ;
  • Đột tử do tim, liên quan đến nhịp nhanh thất hay rung tâm thất.
Nhịp tim 117 có nguy hiểm không 2
Nhịp tim 117 có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp tình trạng nhịp tim 117, có thể tiềm ẩn những nguy hiểm nghiêm trọng với sức khỏe của bạn. Vì thế, trước khi những biến chứng ấy xảy ra, chúng ta cần nhận biết sớm để có hướng điều trị phù hợp. Các dấu hiệu sau đây bạn cần thận trọng:

  • Thường xuyên choáng váng, chóng mặt, lảo đảo.
  • Đánh trống ngực, tim đập nhanh, dồn dập.
  • Đau nhói hoặc khó chịu ở phía ngực trái.
  • Thở hụt hơi.
  • Ngất xỉu.
  • Giảm khả năng khi gắng sức.

Khi gặp phải các triệu chứng vừa kể trên, bạn hãy đến thăm khám bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị sớm.

Cần làm gì để nhịp tim ổn định?

Sau khi đã được giải đáp nhịp tim 117 có nguy hiểm không, nhiều người thường quan tâm đến việc làm thế nào để có một trái tim khỏe, nhịp tim ổn định và hạn chế được những nguy cơ xảy ra biến chứng do tình trạng nhịp tim nhanh. Thói quen sinh hoạt khoa học và ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn điều hòa được nhịp tim cũng như làm giảm được nguy cơ tiến triển của bệnh tim mạch:

Giảm stress

Giảm tình trạng căng thẳng có thể sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim hơn. Bạn có thể thử một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng lo lắng, căng thẳng, bao gồm thiền, yoga, đọc sách, thở sâu, đi dạo, nghe nhạc, viết nhật ký hoặc tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý.

Tập thể dục

Các hoạt động như đạp xe đạp, đi bộ, bơi,... có thể sẽ làm tim đập nhanh hơn trong khoảng thời gian ngắn sau khi luyện tập. Tuy nhiên, việc thực hiện thường xuyên các hoạt động này có thể giúp bạn cải thiện được hoạt động của tim. Từ đó giúp giảm nhịp tim trong lúc nghỉ ngơi. Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn nên tập thể dục với cường độ phù hợp trong khoảng thời gian ít nhất là 150 phút mỗi tuần.

Nhịp tim 117 có nguy hiểm không 3
Tập thể dục giúp bạn ổn định nhịp tim

Ăn uống khoa học

Thực phẩm bạn ăn vào hàng ngày cũng có thể làm gia tăng nhịp tim, nhất là muối. Vì thế, việc tập cho mình thói quen ăn nhạt và bổ sung thêm các loại trái cây, rau củ có lợi cho tim mạch sẽ giúp bạn ổn định được nhịp tim và hạn chế biến chứng tim mạch.

Bỏ thuốc lá

Thuốc lá là yếu tố làm nhịp tim tăng. Vì thế, khi bạn càng hút nhiều thuốc lá, hệ tim mạch của bạn sẽ càng bị ảnh hưởng. Nếu đang có thói quen hút thuốc lá, bạn hay giảm bớt hoặc tốt nhất là bỏ hẳn để bảo vệ sức khỏe tim mạch nhé!

Uống nhiều nước

Khi cơ thể mất nước, máu trong cơ thể sẽ lưu thông ít đi. Việc này khiến tim phải đập nhanh hơn để máu có thể được bơm đến khắp cơ thể. Vì thế, uống đủ nước mỗi ngày cũng là một việc làm giúp nhịp tim ổn định hơn.

Hạn chế cafein

Cafein có thể làm tăng nhịp tim. Vì thế, nếu bạn đang trong tình trạng bị nhịp tim nhanh, bạn nên hạn chế những thức uống chứa cafein như nước tăng lực, trà, cà phê, soda,...

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng để giúp bạn có một sức khỏe tốt và một tinh thần sảng khoái. Thiếu ngủ diễn ra thường xuyên có thể tác động tiêu cực và làm tim đập nhanh. Nếu gặp tình trạng khó ngủ, bạn có thể tập thể dục, ngủ đúng giờ hoặc sử dụng rèm cửa giúp phòng tối hơn để bạn dễ đi vào giấc ngủ. Đồng thời nên tránh sử dụng tivi hoặc các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để giấc ngủ của bạn được đảm bảo.

Nhịp tim 117 có nguy hiểm không 4
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng để giúp bạn có một sức khỏe tốt

Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng nhịp tim nhanh cũng như giải đáp nhịp tim 117 có nguy hiểm không. Qua đó, bạn cũng đã biết được các triệu chứng của nhịp tim nhanh cần phải đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời. Hãy nhớ rằng, xây dựng một lối sống khoa học và ăn uống phù hợp sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin