Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Phương Thảo
Mặc định
Lớn hơn
Viêm phổi là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến tại Việt Nam, bệnh có thể điều trị khỏi và không gây biến chứng nếu phát hiện sớm. Ngược lại, nếu chủ quan hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ biến chứng viêm phổi là gì, từ đó chủ động hơn trong phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe.
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có bệnh nền tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Việc nhận diện và hiểu rõ các biến chứng của viêm phổi không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị mà còn góp phần giảm thiểu gánh nặng y tế cho cá nhân và cộng đồng. Dưới đây là 10 biến chứng viêm phổi thường gặp không thể xem nhẹ, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Viêm phổi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là 10 biến chứng viêm phổi phổ biến mà bạn cần nhận biết sớm để có hướng xử lý kịp thời.
Áp xe phổi là biến chứng nghiêm trọng của viêm phổi, đặc biệt trong các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn kỵ khí hoặc vi khuẩn gây hoại tử mô phổi. Để xác định chính xác tình trạng áp xe phổi, bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm đờm, chụp X-quang hoặc CT. Điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh và có thể kết hợp dẫn lưu mủ nếu cần thiết.
Tràn dịch màng phổi là biến chứng viêm phổi xảy ra khi dịch tích tụ trong khoang giữa phổi và thành ngực – hay còn gọi là khoang màng phổi. Nguyên nhân phổ biến là viêm phổi do vi khuẩn, vi rút hoặc suy tim. Khi mô phổi bị tổn thương, dịch dễ rò rỉ và ứ đọng ở khu vực này.
Suy hô hấp cấp hay hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS) là biến chứng nghiêm trọng khi phổi chứa đầy dịch, cản trở việc trao đổi khí. Điều này khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy, dẫn đến sự suy giảm hoạt động của các cơ quan.
Một biến chứng viêm phổi cực kỳ nguy hiểm không thể không kể tới đó là nhiễm trùng huyết khi vi khuẩn từ phổi xâm nhập vào máu, lan đến nhiều cơ quan khác và gây rối loạn chức năng. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với suy đa cơ quan hoặc thậm chí là tử vong.
Ước tính khoảng 30% người mắc viêm phổi ngoài cộng đồng có thể gặp biến chứng viêm phổi liên quan đến tim mạch như suy tim hoặc đau tim. Dù không xuất hiện ngay nhưng nguy cơ xảy ra biến chứng vẫn có thể kéo dài trong nhiều năm sau điều trị viêm phổi.
Viêm phổi làm tăng nguy cơ suy thận, đặc biệt khi tình trạng nhiễm trùng lan đến thận qua đường máu. Ngược lại, người bị bệnh thận mạn tính cũng dễ bị viêm phổi hơn do hệ miễn dịch yếu.
Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do viêm phổi, vi khuẩn dễ dàng tấn công các cơ quan khác, bao gồm cả hệ tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể diễn tiến âm thầm nhưng biến chứng thì rất nguy hiểm, đặc biệt nếu dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Người bị viêm phổi lâu ngày dễ gặp tình trạng suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể mất khả năng tự bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, ở những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân HIV, ung thư,... biến chứng viêm phổi này càng nghiêm trọng hơn, có thể kèm theo các biến chứng phối hợp như tràn dịch màng phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết,...
Khi hệ miễn dịch phản ứng lại vi khuẩn, virus gây viêm phổi, cơ thể thường có biểu hiện đau nhức cơ bắp, mỏi mệt toàn thân. Đây là biến chứng viêm phổi thường gặp ở người cao tuổi hoặc người có thể trạng yếu, dẫn đến đau ngực, lưng và cảm giác kiệt sức.
Không ít bệnh nhân viêm phổi than phiền về triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc mất nước. Dù nguyên nhân cụ thể chưa được xác định rõ, đây vẫn là biểu hiện phổ biến và cần được xử lý để tránh làm cơ thể thêm suy nhược.
Biến chứng viêm phổi có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định, sử dụng kháng sinh phối hợp hoặc các loại thuốc khác đúng liều, đúng cách,... thì việc chủ động phòng bệnh từ sớm chính là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người thân yêu. Dưới đây là những biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm phổi và các biến chứng viêm phổi có liên quan.
Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để giúp cơ thể tạo ra kháng thể, chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus. Đặc biệt, tiêm ngừa đúng và đủ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng viêm phổi nghiêm trọng.
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp:
Vệ sinh đúng cách đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa sự lây lan của các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh là "hàng rào" vững chắc giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng, bao gồm bệnh viêm phổi và các biến chứng liên quan. Hãy thực hiện ngay những điều sau để có một sức khỏe tốt:
Lối sống khoa học không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giảm đáng kể nguy cơ gặp phải các biến chứng viêm phổi nguy hiểm.
Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu là yếu tố quan trọng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Hãy:
Chế độ ăn hợp lý không chỉ phòng ngừa viêm phổi hiệu quả mà còn giúp giảm nhẹ diễn tiến bệnh nếu chẳng may mắc phải, từ đó giảm thiểu biến chứng viêm phổi.
Như vậy, không phải ai bị viêm phổi cũng gặp biến chứng nhưng khi xảy ra, biến chứng viêm phổi có thể rất nghiêm trọng. Bằng cách chủ động phòng ngừa từ những hành động nhỏ nhất như tiêm vắc xin, vệ sinh đúng cách, sống lành mạnh, bạn đang bảo vệ chính mình và cộng đồng khỏi những hậu quả khó lường. Hãy bắt đầu thực hiện ngay hôm nay vì sức khỏe là món quà quý giá nhất!
Bác sĩLê Thị Quyên
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.