Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn hay PSGN - là một bệnh thận hiếm gặp có thể phát triển sau khi nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Cách chính để ngăn ngừa PSGN là ngăn ngừa nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A.
Viêm cầu thận sau liên cầu thường tự khỏi sau vài tuần đến vài tháng. Ở một số ít người lớn, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến suy thận mãn tính. Đôi khi, nó có thể tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối, cần phải lọc máu và ghép thận. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn.
Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu là một dạng viêm cầu thận, gây ra bởi một loại vi khuẩn liên cầu. Nhiễm trùng không xảy ra ở thận mà ở một bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như da hoặc cổ họng. Rối loạn này có thể phát triển từ 1 đến 2 tuần sau khi bị nhiễm trùng cổ họng nếu không được điều trị hoặc 3 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm trùng da.
Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu có thể xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi. Mặc dù nhiễm trùng da và cổ họng phổ biến ở trẻ em, viêm cầu thận sau liên cầu hiếm khi là biến chứng của những loại nhiễm trùng này. Viêm cầu thận hậu liên cầu làm cho các mạch máu nhỏ trong các đơn vị lọc của thận (tiểu cầu thận) bị viêm, làm cho thận giảm khả năng lọc nước tiểu.
Ngày nay, tình trạng này không còn phổ biến vì các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến rối loạn đều được điều trị bằng kháng sinh.
Viêm cầu thận sau liên cầu không lây từ người sang người vì đó là phản ứng miễn dịch chứ không phải nhiễm trùng. Tuy nhiên, những người bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A có thể lây lan vi khuẩn sang người khác.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
Ngoài ra, người bị viêm cầu thận sau liên cầu thường có:
Một số người có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đến mức họ không cần trợ giúp y tế.
Kiểm tra sức khỏe thông thường có thể nhận biết được sưng (phù nề), đặc biệt là ở mặt. Kiểm tra tim và phổi bằng ống nghe có thể nghe thấy những âm thanh bất thường. Ngoài ra, người bệnh có thể phải làm một số xét nghiệm khác bao gồm:
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm cầu thận cấp sau khi bị liên cầu khuẩn do đau họng, ban đỏ hoặc chốc lở. Những người mắc các bệnh nhiễm trùng này cũng có nguy cơ cao mắc phải viêm cầu thận.
Viêm cầu thận sau liên cầu phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.
Trẻ nhỏ, trẻ trong độ tuổi đi học dễ mắc viêm cầu thận sau viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt tinh hồng nhiệt.
Viêm cầu thận sau bệnh chốc lở phổ biến nhất ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
Các vấn đề sức khỏe có thể do rối loạn này gây ra bao gồm:
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn đối với viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu. Cách điều trị bệnh dưới đây chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống để kiểm soát phù nề và huyết áp cao.
Điều trị nhiễm trùng liên cầu được biết đến là có khả năng giúp ngăn ngừa viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.
Bên cạnh đó, thực hành thói quen vệ sinh tốt như rửa tay thường xuyên sẽ ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi ho hoặc hắt hơi và trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc ăn uống.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...