Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những phương pháp tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Ngày 23/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Người bị thoát vị đĩa đệm thường xuyên đau đớn ở vị trí thắt lưng và liên sườn. Cơn đau khiến người bệnh cảm thấy đau nhức liên tục, lan dọc xuống chân và gây khó khăn trong việc thay đổi tư thế như cúi, ưỡn người. Do đó, bạn cần phải biết đến các phương pháp tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm gây cho người bệnh nhiều triệu chứng khác nhau khiến bệnh nhân phải nằm ở một tư thế cố định nhằm giảm đau nhức. Vậy hiện nay có những phương pháp tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Thế nào là thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến cột sống, mặc dù không đe dọa tính mạng của người bệnh, nhưng mang đến nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Thống kê cho thấy, khoảng 30% người trưởng thành ở Việt Nam mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, độ tuổi mắc bệnh này đang trẻ hóa và thường xuất hiện ở những người từ 30 đến 60 tuổi.

Những phương pháp tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán lâm sàng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường có trải qua những giai đoạn với các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đau cấp: Cơn đau lưng sẽ xuất hiện sau những động tác vận động mạch bởi do vòng sợi của đĩa đệm có thể đã lồi ra phía sau nhưng chưa gây nên tổn thương.
  • Giai đoạn chèn ép rễ: Ở giai đoạn này sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau lan xuống chân, đau khi đi lại, đứng lên, hắt hơi. Bên cạnh đó, một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy của đĩa đệm đã tụt ra phía sau, gây áp lực lên các rễ thần kinh.

Vì thế nên, các bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh thoát vị đĩa đệm nếu bệnh nhân có ít nhất 4 trong số 6 triệu chứng sau:

  • Có yếu tố chấn thương.
  • Đau lan theo rễ thần kinh hoặc dây thần kinh hông.
  • Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi.
  • Thường là nghiêng người về một bên để giảm cơn đau do áp lực lên đĩa đệm.
  • Mất cảm giác ở một phần của chân hoặc bàn chân.
Những phương pháp tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm 1
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào những triệu chứng của người bệnh để chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán cận lâm sàng

Chụp X-quang

Để xác định vị trí thoát vị đĩa đệm thường sẽ được thực hiện bằng những hình ảnh chụp X-quang, từ đó bác sĩ sẽ dễ dàng nhận biết những biểu hiện như:

  • Lệch hoặc vẹo cột sống: X-quang có thể cho thấy sự lệch hoặc vẹo của cột sống so với vị trí bình thường.
  • Hẹp khoang đốt sống: Hình ảnh X-quang thường chỉ ra việc hẹp khoảng cách giữa các đốt sống.
  • Trượt đốt sống: Hình ảnh có thể cho thấy một hoặc nhiều đốt sống đã trượt ra khỏi vị trí bình thường.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ (MRI) được coi là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác và tiên tiến nhất khi thực hiện đánh giá tình trạng thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này cho phép xác định rõ hình thái của thoát vị, số lượng thoát vị và vị trí cụ thể chi tiết nhất.

Những phương pháp tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm 2
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp xác định rõ vị trí thoát vị đĩa đệm nhanh chóng

Chụp bao rễ thần kinh

Phương pháp chụp bao rễ thần kinh thường được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có nghi ngờ về thoát vị đĩa đệm nhưng không thể tiến hành chụp MRI. Quy trình thực hiện sẽ được tiến hành bằng cách tiêm thuốc cản quang vào khoang dưới màng nhện tủy sống, sau đó thực hiện chụp ảnh ở nhiều tư thế khác nhau như tư thế thẳng, nghiêng và chếch ¾ về bên trái hoặc phải.

Phương pháp này tập trung vào việc hiển thị hình ảnh hẹp ống sống và lỗ tiếp hợp. Tuy nhiên, phương pháp này không thể trực tiếp biểu hiện hình ảnh của đĩa đệm, do đó có khả năng không phân biệt được chèn ép thần kinh gây ra bởi nguyên nhân khác. Ngày nay, với sự phát triển của phương pháp chụp MRI, phương pháp chụp bao rễ thần kinh ít được ưa chuộng hơn.

Chụp cắt lớp vi tính

Khi thoát vị đĩa đệm kèm theo thoái hoá xương như vôi hoá dây chằng sau, dày mỏ xương, thường cần phải sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế trong việc đánh giá cấu trúc của đĩa đệm và mức độ thoát vị đĩa đệm, không thể hiển thị chính xác những biến đổi chi tiết của đĩa đệm.

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng tránh thoát vị đĩa đệm:

  • Chăm sóc sức khỏe thể chất: Thường xuyên tập thể dục và tham gia vào các hoạt động thể thao giúp duy trì sự linh hoạt của cơ bắp và cột sống.
  • Thay đổi tư thế: Khi làm việc hoặc ngồi lâu, bạn hãy thường xuyên thay đổi tư thế tránh áp lực dồn lên cột sống. Nếu bạn cảm thấy đau lưng, hãy nghỉ ngơi, thư giãn và thực hiện các động tác xoa bóp cho cổ, vai và cổ chân.
  • Cẩn thận khi nâng đồ nặng: Trong các hoạt động như nâng đồ, bế bé hoặc lái xe, hãy giữ cho cột sống luôn thẳng và hạn chế thao tác gắng sức quá mức.
  • Tránh làm việc quá sức: Hạn chế làm việc trong thời gian dài, đừng làm việc quá mức vì điều này có thể gây thoát vị đĩa đệm.
Những phương pháp tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm 3
Bạn không nên nâng vác cách vật quá nặng gây ảnh hưởng đến cột sống

Cốt Thoái Vương - Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp khỏe mạnh

Cốt Thoái Vương là một sản phẩm chiết xuất từ dầu vẹm xanh, một loại sò lưỡi xanh thường được tìm thấy dưới biển. Dầu vẹm xanh nổi bật với hoạt tính sinh học cao, giúp đối phó với sự oxy hóa, củng cố hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm cũng như quá trình lão hóa trong xương khớp.

Công thức này còn kết hợp cùng các thành phần tự nhiên khác như Thiên niên kiện, Nhũ hương, các loại vitamin và Glycin, tạo thành một sự kết hợp toàn diện nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa thoái hóa đốt sống, gai đốt sống, và thoát vị đĩa đệm. Vì thế nên, sản phẩm này đặc biệt hữu ích trong việc giảm đau ở một số các bệnh lý như như đau ở đốt sống thắt lưng, đốt sống cổ, đau thần kinh tọa,...

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những phương pháp tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cần thiết cho bản thân nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm