Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nợ ngủ nhiều sẽ gây ra một số căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như bệnh tim, bệnh tiểu đường, tăng cân, rối loạn lưỡng cực, lo lắng, phiền muộn, phản ứng miễn dịch chậm… Vậy cách khắc phục căn bệnh này như thế nào?
Việc ngủ đủ giấc có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của con người, không chỉ giúp cải thiện trí nhớ mà còn hỗ trợ bộ não làm việc tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng. Thế nhưng, có rất nhiều lý do dẫn đến giấc ngủ kém chất lượng, ngủ không đủ giấc, hình thành nên nợ ngủ.
Nợ ngủ hay còn được biết đến là việc thiếu ngủ, chính là khoảng thời gian chênh lệch giữa thời gian ngủ mà một người cần và thời gian ngủ trên thực tế của họ. Ví dụ, người trưởng thành được khuyên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày nhưng trên thực tế, họ chỉ ngủ 6 tiếng. Như vậy, khoản nợ giấc ngủ của người này là 2 tiếng.
Nợ ngủ thường xuyên có ảnh hưởng dài hạn và ngắn hạn đến sức khở, cụ thể:
Ảnh hưởng ngắn hạn tức là nợ ngủ ảnh hưởng trực tiếp từ vài ngày cho đến một tuần. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất là cơ thể uể oải, đầu óc mơ hồ, giảm bớt khả năng tập trung và sự tỉnh táo. Không những vậy, còn làm suy giảm trí nhớ, bao gồm cả trí nhớ ngắn hạn và dài hơn.
Hơn nữa, việc thiếu ngủ còn tác động đến khả năng làm trơn ống lệ, làm mắt bị tấy lên, mờ đi, khiến thị giác bị mờ, nhìn không rõ ràng.
Bên cạnh đó, nếu không ngủ đủ, cơ thể sẽ rất khó chống lại được cơn buồn ngủ khi phải lặp đi lặp lại các hoạt động sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Ngoài ra, còn vô vàn những hệ lụy khác đến từ việc nợ ngủ như cảm xúc căng thẳng, phản ứng chậm, buồn ngủ vào ban ngày, quản lý rủi ro tệ hơn…
Trường hợp tình trạng thiếu ngủ kéo dài, sẽ càng kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe. Cụ thể, nó có thể khiến cơ thể có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, huyết áp cao, tăng cân, béo phì, lão hóa nhất và nguy hiểm nhất chính là đột quỵ.
Không riêng về thể chất, nợ ngủ còn làm cho tinh thần của bạn bị ảnh hưởng trầm trọng. Thiếu ngủ thường xuyên làm tăng mức độ sản sinh Cortisol - một loại hormone gây căng thẳng cao hơn bình thường. Từ đó, có thể dẫn đến tức giận, cau có, trầm cảm và thậm chí có ý định tử tự.
Nếu bạn phải dậy sớm cho một cuộc hẹn vào thứ sáu, sau đó ngủ bù vào thứ bảy thì có thể bạn sẽ khôi phục được giấc ngủ đã bỏ lỡ của mình. Tuy nhiên, việc ngủ bù cho một đêm thiếu ngủ không hoàn toàn giống như việc bạn có được giấc ngủ cần thiết ngay từ đầu. Bởi lẽ, khi bạn ngủ bù, cơ thể bạn cần thêm thời gian để phục hồi.
Ngoài ra, thường xuyên nợ ngủ tạo ra tình trạng thiếu ngủ, sẽ khiến bạn khó bắt kịp giấc ngủ và tăng khả năng mắc các triệu chứng khác.
Để ngủ đủ giấc và có một giấc ngủ chất lượng, các bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
Tức là cho phép cơ thể của bạn được thư giãn, thả lỏng và có sự chuẩn bị tốt nhất cho một giấc ngủ ngon. Bạn cần giảm đèn, tắt thiết bị điện tử hoặc có thể nghe một bản nhạc êm dịu, du dương…
Ngưng sử dụng thiết bị điện tử trước hai giờ và cất riêng chúng ở một phòng riêng cũng là cách để bạn trả được nợ ngủ. Bởi việc nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính quá nhiều sẽ khiến bạn thức khuya hơn, đồng thời còn làm gián đoạn sự sản xuất melatonin - một loại hormone giúp bạn rơi vào giấc ngủ.
Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, hãy suy nghĩ lại những hoạt động ban ngày có thể gây ra vấn đề này. Đó có thể là uống cafe, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… và hãy tránh sử dụng chúng vào ngày hôm sau.
Không nên tập thể dục trước giờ đi ngủ bởi mức Endorphin sẽ tăng ngay sau buổi luyện tập, khiến bạn thao thức trên giường. Thay vào đó, hãy dành ra 30 phút tập thể dục vào buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi chiều.
Đừng ăn quá nhiều vào bữa tối, nhất là trước giờ ngủ. Có thể bạn sẽ dễ bị đánh thức vào lúc nửa đêm do chứng khó tiêu. Vì vậy, để không bị nợ ngủ, tốt nhất bạn nên dành vài tiếng để cơ thể tiêu hóa hết đồ ăn trước khi ngủ.
Hãy cải thiện môi trường ngủ để giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng nhất. Ví dụ, giữ nhiệt độ phòng thoải mái, giảm mọi ánh sáng hoặc tiếng ồn khiến bạn tỉnh giấc…
Guồng quay hối hả của cuộc sống, lịch trình làm việc dày đặc hay những cuộc vui mỗi đêm với bạn bè, gia đình khiến bạn bị nợ ngủ là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng nhất là bạn cần có kế hoạch phục hồi sau giấc ngủ đã mất, một chút kiên nhẫn, quyết tâm, bạn đã có thể thoát khỏi việc thiếu ngủ và lấy lại những lợi ích từ giấc ngủ chất lượng. Chúc bạn đọc luôn có giấc ngủ ngon.
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: HelloBacsi.com
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.