Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phân biệt các loại thuốc ho phổ biến hiện nay

Ngày 10/05/2023
Kích thước chữ

Ho là phản xạ nhằm đẩy dị vật ra khỏi đường thở để lưu thông không khí dễ dàng. Tuy nhiên, ho kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng và cản trở sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn hiểu về các loại thuốc ho phổ biến hiện nay để kiểm soát cơn ho đúng cách, đúng thời điểm.

Thuốc ho là giải pháp được nhiều người tìm đến khi có triệu chứng ho, khi thời tiết thay đổi. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc ho khác nhau. Bài viết dưới đây liệt kê một số loại thuốc được nhiều người sử dụng và khá lành tính.

Hiện tượng ho phản ánh điều gì?

Trên thực tế, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi có chất lạ làm tắc nghẽn hoặc kích ứng đường thở. Trong đó, ho có đờm thường là triệu chứng xuất hiện dịch nhầy làm tắc nghẽn đường thở. Ho khan thường do kích thích niêm mạc họng do bụi, khói hoặc virus hoặc các yếu tố ngoài môi trường. 

Khi bị ho nhẹ, người bệnh chưa cần dùng thuốc ho ngay mà để cơ thể hình thành cơ chế tự đào thải các triệu chứng này thông qua ho. Trừ khi ho gây khó thở và cản trở các hoạt động hàng ngày thì nên cân nhắc dùng các loại thuốc ho.

Phân biệt các loại thuốc ho phổ biến hiện nay 1
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ chất lạ ra khỏi đường thở

Phân loại các loại thuốc ho

Tùy theo tình trạng ho khan hay ho có đờm mà có 2 loại thuốc như sau.

Thuốc trị ho có đờm

Thuốc nhóm này có công dụng chính là làm giảm đờm gồm 2 loại chính: 

Thuốc tiêu đờm: 

Thuốc có tác dụng tiêu đờm, làm loãng chất nhầy trong đường thở, từ đó dễ dàng tống chất nhầy này ra ngoài. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày nên không phù hợp với người bị viêm dạ dày - tá tràng.

Thuốc giảm mẫn cảm của thụ thể ho ngoại biên: 

Thuốc này có tác dụng hạn chế tiết dịch làm giảm triệu chứng ho.

  • Thuốc giúp kiểm soát các thụ thể kích thích trong đường thở. Đây là dạng thuốc tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn. 
  • Giãn cơ trơn phế quản: Đây là cơ chế làm giảm tiết chất nhầy.

Thuốc trị ho khan

Thuốc ho khan không dùng khi ho có đờm. Ví dụ, trong trường hợp viêm phế quản, phản xạ ho giúp tống đờm ra khỏi cơ thể, được coi là phản xạ hữu ích, nên không cần sử dụng thuốc ho. Thuốc ho khan được chia thành các loại như sau: 

Thuốc giảm ho ngoại vi: 

Công dụng của các loại thuốc này là kiểm soát và giảm độ nhạy cảm của các thụ thể ho trong đường thở: 

  • Nhóm thuốc làm tê liệt dây thần kinh kiểm soát ho.
  • Nhóm thuốc bảo vệ thụ thể họng, làm dịu cơn ho: Mật ong, glycerol, siro đường mía,...

Thuốc giảm ho trung ương:

  • Codein: Đây là dẫn xuất của thuốc phiện, có tác dụng ức chế trung tâm điều khiển ho nhưng có thể làm đờm đặc và khô hơn. Do đó, codeine chỉ nên được sử dụng như một loại thuốc giảm đau nhẹ cho những người bị ho khan. Codein không được dùng cho người bị ngừng hô hấp, bệnh gan, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Pholcodine: Giảm ho tốt gấp 1.6 lần so với codein và ít tác dụng phụ hơn. 
  • Dextromethorphan: Cơ chế tác dụng của thuốc tương tự codein nhưng chứa ít chất an thần hơn, không gây nghiện và không giảm đau. Thuốc có tác dụng với người bị ho khan mãn tính, không hiệu quả với trẻ em dưới 2 tuổi, người dị ứng với thành phần của thuốc hoặc người sử dụng thuốc ức chế MAO. Đặc biệt người có tiền sử dị ứng, hen suyễn, suy hô hấp cần thận trọng khi dùng dextromethorphan. 
  • Noscapine: Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ của noscapine gần giống như dextromethorphan. Một lưu ý nữa là phụ nữ mang thai không được sử dụng noscapine.

Thuốc kháng histamin:

Công dụng chính của thuốc kháng histamin trung ương và ngoại biên thế hệ thứ nhất là giảm các phản ứng dị ứng. Do đó, thuốc được sử dụng khi bị ho khan do kích ứng và dị ứng, đặc biệt là những cơn ho xảy ra vào ban đêm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường gây buồn ngủ.

Việc sử dụng các loại thuốc ho kể trên cần phải có đơn thuốc của bác sĩ. Đặc biệt là phụ nữ mang thai nếu tình trạng ho không thuyên giảm thì nên đi khám bác sĩ để được giải quyết dứt điểm. Nếu mẹ bầu muốn sử dụng các biện pháp tự nhiên tại nhà cũng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và thai nhi.

Phân biệt các loại thuốc ho phổ biến hiện nay 2
Tuỳ vào tình trạng ho mà bác sĩ kê các loại thuốc ho phù hợp

Một số loại thuốc ho phổ biến hiện nay

Thuốc ho thảo dược Prospan

Đây là loại thuốc có xuất xứ từ Đức và an toàn cho cả trẻ em. Bảng thành phần của thuốc ho Prospan gồm hợp chất kháng viêm, lá thường xuân, không chứa cồn, đường, cồn, gluten hay phẩm màu, không gây tương tác với thuốc kháng sinh nên an toàn cho trẻ em. 

Thuốc ho Prospan được bào chế đa dạng gồm siro từ thường đến tinh chất, viên ngậm,... do đó bạn có thể đa dạng lựa chọn theo nhu cầu, Long Châu xin mách bạn các sản phẩm Prospan đang được bán tại website và quầy thuốc như sau:

Thuốc ho Prospan có tác dụng giảm co thắt, tiêu đờm và giảm ho nên thường được dùng cho các triệu chứng ho, viêm đường hô hấp cấp, viêm phế quản mãn tính.

Thuốc ho Bảo Thanh 

Thuốc ho Bảo Thanh với thành phần chính là các loại thảo dược dân gian như xuyên bối mẫu, bán hạ phục linh, cát cánh, tỳ bà diệp, trần bì,... cùng với mật ong, tinh dầu bạc hà, gừng, ô mai, vỏ quýt,... 

Hai dạng thuốc ho Bảo Thanh là viên ngậm và siro. Công dụng là làm giảm đờm, giảm ho, thích hợp sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Ho do thay đổi thời tiết, ho dai dẳng, ho mãn tính.
  • Ho khan, ho có đờm, ho do cảm, 
  • Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản.

Bên cạnh những công dụng trên, nhiều người lựa chọn thuốc ho Bảo Thanh vì những ưu điểm sau:

  • Vị ngọt dễ sử dụng.
  • An toàn với cả trẻ em. 
  • Tác dụng tại chỗ nhanh, giảm ho ngay sau khi uống.
  • Dễ tìm mua trên thị trường.
Phân biệt các loại thuốc ho phổ biến hiện nay 3
Thuốc ho Bảo Thanh với thành phần từ các loại thảo dược tự nhiên an toàn cho người lớn và trẻ nhỏ 

Thuốc ho P/H 

Thuốc ho P/H được sản xuất bởi công ty chuyên sản xuất các loại thuốc từ dược liệu Đông y. Sau đây là một số thành phần chính của thuốc ho P/H như cam thảo, hạnh nhân, ma hoàng, bạch quả, cao đặc cát cánh, trần bù, cao đặc bách bộ,...

Thuốc ho P/H có công dụng chính là hỗ trợ giảm đờm, giảm ho và bổ phổi phù hợp cho trẻ em và người lớn ho có đờm, ho khan, ho gió, ho mãn tính, viêm họng. Thuốc ho P/H không dùng cho người bị tiểu đường.

Như vậy, có các loại thuốc ho với công dụng và phù hợp với các tình trạng ho khác nhau. Tùy theo dạng ho mà bệnh nhân được điều trị bằng loại thuốc thích hợp. Nếu ho kéo dài khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức thì nên đến bệnh viện khám để được điều trị tốt nhất. 

Xem thêm: Trẻ bị ho có ăn được trứng gà không?

Cao Hiếu 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin