Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đột quỵ xuất huyết não là hiện tượng chảy máu tự phát trong hệ thống mạch máu não vào hệ thống não thất, tổ chức não hoặc khoang dưới màng nhện. Phẫu thuật giảm áp trong đột quỵ xuất huyết là một phương pháp điều trị hiệu quả trong dạng đột quỵ này.
Đột quỵ xuất huyết não là một bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ gặp phải biến chứng và tử vong rất cao. Do đó, để bệnh nhân có thể phục hồi một cách nhanh chóng và phòng ngừa bệnh tái phát lại thì cần có phương pháp điều trị hiệu quả kết hợp với sự chăm sóc đặc biệt từ người thân. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về phương pháp phẫu thuật giảm áp trong đột quỵ xuất huyết não như thế nào nhé!
Đột quỵ xuất huyết não là một tình trạng sức khoẻ nguy hiểm được gây ra bởi khối máu tụ do vỡ mạch máu trong khối sọ não. Đột quỵ xuất huyết não gây ra tình trạng không cung cấp đủ máu hoặc giảm cung lượng máu đến một vùng não hoặc nhiều vùng não do hiện tượng hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn các động mạch trong sọ não.
Tuỳ thuộc vào vị trí chảy máu mà đột quỵ xuất huyết não được chia thành 2 loại, bao gồm:
Dưới đây là những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ xuất huyết não, cụ thể như sau:
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đột quỵ xuất huyết não là tăng huyết áp (huyết áp cao), đặc biệt là ở những người có huyết áp rất cao, chỉ số huyết áp duy trì ở mức cao trong thời gian dài hoặc cả hai. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác của bệnh đột quỵ xuất huyết não, bao gồm:
Các yếu tố nguy cơ có thể góp phần làm tăng nguy cơ cao huyết áp hoặc đột quỵ nói chung, bao gồm:
Người bệnh bị đột quỵ xuất huyết não cần được sơ cứu đúng cách và đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị đột quỵ xuất huyết não bao gồm:
Như vậy, điều trị xuất huyết não có nhiều phương pháp được áp dụng và có hiệu quả nhất định. Tiếp sau đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ thêm với bạn đọc những thông tin hữu ích về phương pháp phẫu thuật giảm áp trong đột quỵ được áp dụng điều trị trong trường hợp nào?
Hầu hết những ca bệnh đột quỵ có kèm theo tình trạng xuất huyết não thường được điều trị nội khoa, chiếm đến 90% và số ít còn lại cần được can thiệp ngoại khoa. Trong đó, phẫu thuật giảm áp trong đột quỵ xuất huyết não là phương pháp rất hữu hiệu và cũng là biện pháp cứu sống người bệnh có tăng áp lực trong nội sọ. Điều trị ngoại khoa nhồi máu não và xuất huyết não được chỉ định trong những bệnh lý sau:
Chảy máu nhân bèo
Điều trị ngoại khoa được chỉ định khi người bệnh có các tiêu chuẩn sau:
Ngoài ra, các tiêu chuẩn để loại trừ khi chỉ định điều trị ngoại khoa:
Chảy máu đồi thị
Chảy máu đồi thị có chỉ định ngoại khoa cũng dựa vào các tiêu chuẩn như chảy máu nhân bèo.
Chảy máu thùy não
Điều trị ngoại khoa đối với trường hợp chảy máu thuỳ não có các tiêu chuẩn sau:
Chảy máu cầu não
Đối với trường hợp chảy máu cầu não thường có chỉ định điều trị nội khoa.
Chảy máu trong não thất
Chảy máu trong não thất có thể được chỉ định dẫn lưu não thất để giảm áp lực trong sọ não.
Chảy máu tiểu não
Đối với bệnh nhân đột quỵ xuất huyết tiểu não cần được can thiệp ngoại khoa sớm nhất có thể nhằm phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng như tụt hạnh nhân tiểu não hoặc giãn não thất làm tăng áp lực trong sọ. Tiêu chuẩn chỉ định điều trị ngoại khoa gồm có:
Với những bệnh nhân có máu tụ hố sâu thường sẽ trở lại cuộc sống như bình thường sau khi được can thiệp phẫu thuật giảm áp trong đột quỵ xuất huyết não.
Nhồi máu não
Tiêu chuẩn chỉ định điều trị ngoại khoa trong nhồi máu não, bao gồm:
Tóm lại, phẫu thuật giảm áp trong đột quỵ xuất huyết não là một phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng phổ biến hiện nay. Bệnh đột quỵ có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, đúng cách. Do vậy, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và được can thiệp kịp thời nếu thấy những dấu hiệu bất thường như méo miệng, yếu chân tay, liệt nửa người…
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.