Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
RPE là gì? RPE là một loại thang đo cảm nhận cá nhân về mức độ gắng sức - một công cụ quan trọng trong thể dục thể thao và y học. RPE cho phép người tập và huấn luyện viên đánh giá cường độ tập luyện dựa trên cảm nhận cá nhân.
RPE là gì? RPE là một loại thang đo, được sử dụng như một công cụ để đo cảm nhận của một cá nhân về mức độ gắng sức của chính họ. Vậy công cụ này ra đời từ khi nào? Nó được ứng dụng trong lĩnh vực gì? Lợi ích và hạn chế khi sử dụng thang đo RPE là gì? Mọi thắc mắc của bạn xoay quanh thang đo RPE sẽ được bật mí ngay trong bài viết này.
RPE là viết tắt của từ Rate of Perceived Exertion, có nghĩa là thang đo cảm nhận cá nhân về mức độ gắng sức trong quá trình tập luyện. Chúng ta có thể gọi nó là công cụ, hoặc là thang đo. Công cụ này được phát triển bởi Gunnar Borg - một nhà tâm lý học Thụy Điển từ những năm 1960.
Mục đích chính của việc sử dụng thang đó RPE là giúp người tập luyện và huấn luyện viên của họ xác định được giới hạn tập luyện, nhằm điều chỉnh cường độ tập luyện cho phù hợp. Công cụ này không những được sử dụng trong thể thao chuyên nghiệp mà còn được sử dụng trong luyện tập cá nhân, y học thể thao cũng như phục hồi chức năng.
Thông qua thang đo này, các huấn luyện viên có thể đánh giá được cường độ tập luyện của một người nào đó trên cảm nhận cá nhân của chính họ, thay vì căn cứ vào các thông số vật lý mang tính chất định tính như: Mức độ tiêu hao năng lượng, nhịp tim, huyết áp… Cũng từ đó mà huấn luyện viên cùng người tập của họ có thể tối ưu hóa kế hoạch tập luyện, điều chỉnh khi cần thiết và theo dõi sự tiến bộ của bản thân.
Ngoài giải đáp thắc mắc RPE là gì, nhiều người cũng muốn biết thêm thông tin về các loại thang đo RPE phổ biến. Theo đó, có những loại sau được ứng dụng rộng rãi nhất:
Thang đo Borg 6 - 20 có cấu trúc đo từ mức 6 đến mức 20. Nếu như mức 6 thể hiện trạng thái không gắng sức hoặc nghỉ ngơi thì mức 20 thể hiện cảm giác gắng sức đến mức tối đa mà một người có thể đủ sức chịu đựng. Các thang điểm giữa 6 đến 20 thể hiện mức độ gắng sức khác nhau. Số điểm càng tăng, sự gắng sức của người tập luyện càng tăng.
Thang đo Borg 6 - 20 được ứng dụng chủ yếu trong thể thao chuyên nghiệp và nghiên cứu khoa học. Các nhà nghiên cứu hay huấn luyện viên sẽ sử dụng nó để đánh giá, từ đó có căn cứ để điều chỉnh cường độ tập luyện của vận động viên dựa trên cảm nhận của chính họ. Thang đo Borg 6 - 20 cũng được dùng trong các bài kiểm tra sức khỏe tim mạch nhưng khác với đo gắng sức tim mạch hô hấp trong kiểm tra sức khỏe thông thường.
Thang đo này có thang điểm từ 0 đến 10. Nếu như điểm 0 thể hiện trạng thái không gắng sức, nghỉ ngơi hoàn toàn thì mức độ 10 thể hiện sự gắng sức tối đa trong tập luyện. Có thể thấy thang đo này đơn giản hơn nên dễ áp dụng hơn, nhất là trong luyện tập cá nhân, các bài thể dục hàng ngày. Loại thang đo này cũng phù hợp với những người mới bắt đầu tập luyện hay người chưa từng dùng qua các loại thang đo phức tạp.
Ngoài ra, còn có một số biến thể khác của RPE được phát triển để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng môn thể thao hoặc của các nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ như thang đo sử dụng các từ mô tả thay vì các con số, thang đo tập trung vào cảm giác của một bộ phận cơ thể nào đó thay vì toàn bộ cơ thể…
RPE là gì và có những loại nào bạn đã rõ. Vậy cũng điểm qua những ứng dụng của thang đo này một cách chi tiết nhất trong mọi mặt của cuộc sống nhé!
Trong luyện tập thể thao chuyên nghiệp và luyện tập cá nhân, thang đo RPE dùng để:
Khi tìm hiểu RPE là gì bạn cũng đã biết công cụ này cũng được ứng dụng trong phục hồi chức năng. Cụ thể như sau:
Dùng thang đo RPE có những lợi ích thiết thực như:
Bên cạnh những ưu điểm, thang đo RPE cũng có hạn chế nhất định như:
Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc RPE là gì và những thông tin liên quan. Mặc dù đây là công cụ đánh giá mức độ gắng sức đơn giản, dễ áp dụng nhưng cũng có tính chủ quan cao và độ chính xác hạn chế. Hiểu rõ những lợi ích cũng như hạn chế của thang đo này sẽ giúp người dùng ứng dụng hiệu quả.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.