Rau má được xem là lựa chọn tuyệt vời cho những bạn đang tìm kiếm loại thực phẩm lành mạnh giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Nhờ tính hàn, tính đắng mà loại rau này đã trở thành vị thuốc dân gian được nhiều người lựa chọn. Cùng tìm hiểu bài chia sẻ sau để biết cụ thể hơn về tác dụng của rau má nhé!
Rau má không chỉ là một loại rau xanh có mặt phổ biến trong bữa ăn gia đình mà đây còn là một vị thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy rau má chứa thành phần gì? Tác dụng của rau má đối với sức khỏe ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại rau này trong bài viết sau.
Rau má là loại rau gì?
Rau má hay còn được biết đến với tên gọi liên tiền thảo hay tích tuyết thảo, có tên khoa học là Centella asiatica. Đây là loại cây thường mọc ở các nơi râm mát, ẩm ướt, bờ mương, thung lũng, nơi đất mùn tơi xốp ở các vùng nhiệt đới. Chúng có đặc điểm sau:
Rễ của cây rau má được bao quanh bằng một lớp lông tơ với màu trắng kem, bao gồm rễ chùm ở góc và những rễ đốt mọc ở phần đốt thân.
Thân thuộc dạng thân bò lan, gầy và nhẵn, màu xanh lục ánh đỏ hay xanh lục, ở các mấu có rễ.
Lá cây rau má được mọc ra từ phần cuống, có chiều dài khoảng 5 đến 20cm. Lá có hình thận, phần cuống dài, đỉnh lá tròn, trơn nhẵn. Gân lá có dạng hình chân vịt.
Rau má có hoa màu trắng hoặc trắng phớt đỏ. Chúng mọc thành tán nhỏ và tròn, nằm gần mặt đất.
Quả của rau má hình mắt lưới dày đặc, chín sau 3 tháng.
Rau má chứa thành phần gì?
Theo nghiên cứu, trong 100g rau má chứa khoảng 23 đến 30 calo, gồm các thành phần sau:
Ngoài các thành phần kể trên, rau má còn chứa nhiều chất chống oxy hóa gồm vitamin C, flavonoid và beta carotene. Chúng có tác dụng giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do nguyên nhân mất gốc tự do. Bên cạnh đó, rau má còn giàu magie, sắt, mangan và canxi. Những khoáng chất này có vai trò vô cùng quan trọng để giúp cơ thể phát triển và duy trì sức khỏe của răng, xương và cơ bắp.
Tác dụng của rau má đối với sức khỏe chúng ta
Rau má không chỉ là một trong những thực phẩm tươi mát, bổ dưỡng, mà chúng còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Tác dụng của rau má có thể được kể đến như sau:
Hỗ trợ điều trị những bệnh lý liên quan đến tim mạch
Rau má có thể giúp giảm tình trạng sưng đồng thời tăng cường sự lưu thông máu đối với đối tượng mắc các bệnh lý về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch. Vào năm 2001, một nghiên cứu theo dõi đối tượng tăng huyết áp sử dụng rau má và giả dược trong vòng 4 tuần. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đối tượng uống rau má đã giảm một cách rõ rệt các tình trạng chuột rút, mệt mỏi, đau nhức, sưng tấy, phù mắt cá chân và mệt mỏi chi dưới.
Bên cạnh đó, những nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nếu dùng khoảng 180mg rau má mỗi ngày sẽ mang đến hiệu quả trong việc giảm triệu chứng liên quan đến bệnh lý cao huyết áp.
Hỗ trợ phục hồi vết thương
Một trong những tác dụng của rau má có thể kể đến là hỗ trợ phục hồi vết thương. Rau Má sẽ giúp các vết thương nhẹ nhanh lành nhờ hợp chất triterpenoids. Nó có tác dụng:
Tăng cường sự lưu thông máu đến vùng bị tổn thương.
Tác dụng phục hồi vết thương đã được thử nghiệm trên chuột vào năm 2006. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách chiết xuất rau má và sử dụng điều trị vết thương cho chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuột được sử dụng rau má có vết thương nhanh lành hơn so với những con chuột khác. Mặc dù các thử nghiệm trên người vẫn chưa đủ nhưng kết quả của thử nghiệm trên cũng đã củng cố được cách dùng truyền thống của loại rau má này như một thảo dược để trị vết thương.
Cải thiện nhận thức
Cải thiện nhận thức là một trong những công dụng của rau má ít người biết đến nhưng chúng lại được ví như “thuốc bổ não” dành cho người cao tuổi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra răng, loại rau này có tác dụng hỗ trợ giảm sự ảnh hưởng của bệnh lý Alzheimer và tình trạng mất trí. Bên cạnh đó, rau má cũng giúp tăng khả năng nhận thức.
Chiết xuất của rau má có ảnh hưởng tích cực đến tuần hoàn của cơ thể. Chúng giúp đẩy nhanh sự oxy hóa ở não, đồng thời cải thiện được các hoạt động nhận thức. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa có trong rau má cũng kích thích những đường dẫn thần kinh thông qua việc xóa bỏ mảng bám và gốc tự do ở trong não.
Giảm sự lo âu, căng thẳng
Rau má có chứa thành phần saponin triterpenoid có tác dụng giúp tăng cường chức năng thần kinh và giảm lo âu. Một nghiên cứu được đăng ở tạp chí Bệnh học tâm thần lâm sàng vào năm 2000 cho thấy người bệnh sau khi sử dụng dao động từ 30 đến 60 phút sẽ ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn. Từ đó có thể cho thấy rau má có tác dụng giảm lo âu. Tuy nhiên, chúng không có tác dụng như thuốc điều trị. Vì thế, bạn chỉ nên dùng loại rau như một loại thực phẩm để hỗ trợ điều trị triệu chứng lo âu.
Thanh lọc cơ thể
Thanh lọc cơ thể là tác dụng của rau má được áp dụng từ xưa đến nay. Chúng có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Từ đó kích thích thải các độc tố, nước, muối hoặc thậm chí là những chất béo dư thừa bên trong cơ thể thông qua đường tiểu. Vì vậy, nếu sử dụng nước rau má mỗi tuần có thể được xem là cách hiệu quả để giải trừ độc tố, giúp cơ thể cân bằng dịch và khỏe mạnh.
Hỗ trợ tuần hoàn
Chiết xuất từ rau má có thể hỗ trợ cường hóa mao mạch và thành mạch máu. Từ đó mang đến tác dụng tối ưu cho hệ tuần hoàn đồng thời ngăn ngừa được tình trạng xuất huyết. Ngoài ra, chiết xuất rau má cũng giúp kích thích lưu thông máu, tăng oxy hóa ở các bộ phận của cơ thể và những cơ quan nội tạng. Vì thế, uống nước rau má với một lượng vừa phải sẽ giúp cho cơ quan nội tạng và các bộ phận khác hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Tăng cường sức khỏe
Tác dụng tăng cường khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cũng là một trong những tác dụng được biết đến của rau má. Chúng có thể củng cố hệ thống miễn dịch đồng thời giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây nhiễm trùng, gây bệnh. Tác dụng này là nhờ vào thành phần vitamin C và các chất chống oxy hóa trong rau má.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng rau má
Rau má là loại rau tốt cho sức khỏe chúng ta, tuy nhiên, cần lưu ý những điều sau để sử mang lại hiệu quả tốt nhất:
Rau má lành tính nhưng lại không phù hợp với các đối tượng như phụ nữ đang cho con bú, đang mang thai hoặc phụ nữ đang có mong muốn mang thai, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, người đang sử dụng thuốc trầm cảm, thuốc an thần,...
Không nên lạm dụng quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 30 đến 40g rau má và không nên dùng 6 tuần liên tiếp trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Tùy theo tình trạng bệnh mà lượng rau má dùng sẽ khác nhau. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để nhận được các lời khuyên phù hợp.
Không nên uống rau má để thay thế hoàn toàn các thuốc điều trị.
Không nên uống nước rau má để thay nước lọc.
Trên đây là những chia sẻ về rau má, các thành phần dinh dưỡng có trong rau má cũng như tác dụng của rau má đối với sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, khi sử dụng loại rau này, bạn cần lưu ý những điều vừa chia sẻ ở trên để có thể mang lại hiệu quả như ý nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.