Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tăng xông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 28/03/2024
Kích thước chữ

Tăng xông là một tên gọi khác của tình trạng tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể chỉ xuất hiện với triệu chứng nhẹ nhưng cũng có thể gây biến chứng tại não, tim, thận, mắt. Vì vậy, tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tăng huyết áp là việc cần thiết.

Tăng xông là tên gọi dân gian của chứng bệnh tăng huyết áp, thường gặp ở người lớn tuổi. Đây là tình trạng sức khỏe thường gặp nhưng lại có thể gây biến chứng khôn lường. Trong bài viết này, Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu tăng xông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tăng xông là gì?

Bạn đã biết tăng xông là gì?

Tăng xông hay tăng huyết áp là căn bệnh khá phổ biến ở người trung và cao tuổi. Vậy tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn của cơ thể con người bên cạnh nhiệt độ, mạch, nhịp thở, chỉ số bão hòa oxy. Huyết áp được xác định bằng cách đo huyết áp và dùng để đánh giá áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch khi tim bơm máu đi khắp cơ thể.

Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và bao gồm 2 chỉ số được biểu thị dưới dạng phân số: Chỉ số huyết áp tâm thu/chỉ số huyết áp tâm trương. Trong đó, huyết áp tâm thu là huyết áp đo được khi tim co bóp. Huyết áp tâm trương là huyết áp đo được khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

Ở người trưởng thành khỏe mạnh bình thường, chỉ số huyết áp bình thường khoảng 120/80 mmHg. Tăng huyết áp hay tăng xông là khi chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg trong trạng thái nghỉ ngơi. Bệnh tăng huyết áp khởi phát do áp lực máu lên thành mạch tăng cao hơn mức bình thường.

Tăng xông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Tăng huyết áp nguy hiểm hơn nhiều người vẫn nghĩ

Một số nhóm đối tượng được cho là có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn những người còn lại như: Người lớn ngoài 60 tuổi, người có tiền sử gia đình tăng huyết áp, người thừa cân béo phì, người ít vận động, người dùng nhiều rượu bia, thuốc lá hay có thói quen ăn uống không khoa học, người bị căng thẳng kéo dài hay người đang có sẵn các bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường, bệnh thận,…

Nguyên nhân nào dẫn đến tăng xông

Bệnh tăng huyết áp hay tăng xông được gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tăng huyết áp thứ phát sẽ diễn tiến nhanh hơn và mức độ nghiêm trọng hơn tăng huyết áp nguyên phát. Tăng xông thứ phát thường xảy ra khi:

  • Ai đó bị mắc các vấn đề ở thận như thận hư, viêm cầu thận, suy thận,…
  • Mắc các vấn đề về hệ nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến giáp,…
  • Tăng huyết áp thứ phát xuất phát từ dị tật tim bẩm sinh.
  • Một số thuốc gây tác dụng phụ là tăng huyết áp.
  • Huyết áp tăng cao cũng là tác dụng phụ của việc sử dụng ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện,…

Tăng xông nguyên phát thường xảy ra khi:

  • Nếu những thế hệ trước trong gia đình bị tăng xông thì những thế hệ sau cũng có nguy cơ cao bị căn bệnh này.
  • Sự suy giảm hoặc rối loạn chức năng đột ngột của các cơ quan trong cơ thể, ví dụ như suy thận, suy tim,…
  • Lối sống không lành mạnh với chế độ ăn uống không lành mạnh, thừa cân, ít vận động, tiêu thụ chất kích thích,… cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát.

Theo thống kê, nguyên nhân chính gây tăng xông chủ yếu đến từ lối sống kém khoa học, tình trạng thừa cân, áp lực trong cuộc sống, thói quen lười vận động, lạm dụng chất kích thích. Ngoài ra, nguy cơ tăng huyết áp cũng tăng theo tuổi khi cơ thể dần lão hóa và có thể đi kèm các vấn đề tim mạch khác.

Tăng xông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
Với lối sống kém khoa học, độ tuổi bị tăng xông ngày càng trẻ hóa

Dấu hiệu nhận biết bị tăng xông

Bệnh tăng xông diễn ra khá âm thầm và những triệu chứng ban đầu thường mờ nhạt, dễ khiến người bệnh chủ quan. Thậm chí, có những người không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong suốt nhiều năm cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Một số dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết căn bệnh này như:

  • Tình trạng đau đầu thường xuất hiện vào buổi sáng.
  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, dễ mất thăng bằng.
  • Cảm giác đau tức ngực như có một áp lực siết ở vùng tim.
  • Người bệnh có cảm giác hụt hơi, khó thở. Cảm giác này rõ rệt hơn khi thay đổi tư thế đột ngột như đang ngồi đứng bật dậy.
  • Nhịp tim đập nhanh, đập không đều.
  • Ù tai, đánh trống ngực, mặt đỏ bừng.
  • Mờ mắt, tầm nhìn giảm do áp lực lên võng mạc bị tăng cao khi tăng huyết áp.
  • Một số người gặp triệu chứng đi tiểu lẫn máu do thận bị tổn thương quá mức.
  • Người bệnh tăng huyết áp bị buồn nôn, nôn ói nhiều nhất là khi huyết áp tăng rất cao.

Bệnh tăng xông nguy hiểm thế nào?

Huyết áp cao có nguy hiểm không? Khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ diễn tiến nặng. Lúc này, bệnh có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể như não, mắt, tim, thận,… Có thể bạn sẽ giật mình khi biết tăng huyết áp ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ và tim của con người. Khi người bị tăng xông, nếu không được sơ cấp cứu kịp thời có thể bị đột quỵ, tai biến thậm chí tử vong.

Tăng xông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Tăng xông làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ

Có thể kể đến những biến chứng nguy hiểm của tăng xông như:

  • Tăng huyết áp khiến mạch máu võng mạc bị tổn thương, gây xuất huyết kết mạc, xẹp lòng mạch, phù gai thị lực, gây mù lòa vĩnh viễn.
  • Huyết áp cao làm xơ vữa mạch máu, tổn thương nội mạc, đái tháo đường, mỡ máu cao, tắc mạch vành, phì đại thành tim và dẫn đến suy tim.
  • Khi bị tăng xông, màng lọc của các tế bào cầu thận bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến tăng protein niệu, hẹp động mạch thận, lâu ngày gây suy thận.
  • Tăng huyết áp ảnh hưởng đến động mạch, làm hẹp động mạch ngoại vi, làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.
  • Nhiều trường hợp, bệnh nhân tăng huyết áp bị biến chứng thiếu máu não, xuất huyết não, nhồi máu não,…

Điều trị bệnh tăng xông thế nào?

Người bị tăng huyết áp nhất định nên thuộc “nằm lòng” cách hạ huyết áp tại nhà như:

  • Khi có dấu hiệu tăng huyết áp, bệnh nhân cần ngồi xuống hoặc nằm xuống thư giãn. Họ nên nằm ngửa hoặc ngồi tựa lưng ở nơi yên tĩnh.
  • Tập trung vào hơi thở, cố gắng hít thở sâu để điều hòa nhịp tim.
  • Nên uống từng chút nước một để đảm bảo cơ thể không bị mất nước khi chờ huyết áp hạ xuống.
  • Dùng thuốc chữa tăng huyết áp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngược lại, nếu không có kê đơn và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, người bệnh không được tự ý uống bất cứ loại thuốc nào.
  • Nếu thấy huyết áp tăng liên tục cao hơn mức 130/85 mmHg kèm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó thở, đau ngực dữ dội, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế ngay.
Tăng xông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa tăng xông

Cách phòng ngừa bệnh tăng xông

Một số lưu ý cần nhớ đối với người bị tăng huyết áp như:

  • Người bị tăng xông nên duy trì chế độ ăn giảm muối (ăn dưới 3.75g muối ăn/ngày), giảm chất béo.
  • Nếu đang bị thừa cân, họ nên áp dụng các cách giảm cân lành mạnh.
  • Hạn chế uống rượu bia, cà phê, chất kích thích để ổn định lưu lượng máu và điều hòa nhịp tim.
  • Tăng cường ăn chất xơ, uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để điều hòa huyết áp.
  • Kiểm soát căng thẳng để điều hòa nhịp tim, hạn chế tăng xông do căng thẳng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là cách phòng bệnh cao huyết áp hiệu quả.

Trong xã hội hiện đại, bệnh tăng xông ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, việc thay đổi lối sống sao cho khoa học, tích cực là việc cần thiết đối với bất cứ ai trong chúng ta. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh tăng huyết áp dù là mờ nhạt nhất, bạn cũng nên chủ động kiểm tra sức khỏe để có thể điều trị tăng huyết áp kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin