Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Stress khiến cơ thể bên trong lẫn bên ngoài của bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề. Nhiều người còn phát hiện bị nổi hạch trong giai đoạn đối diện với stress. Vậy stress có gây nổi hạch không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Stress là vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại khi chúng ta thường xuyên bị áp lực bởi nhiều vấn đề, chẳng hạn áp lực tài chính, công việc, học hành, các mối quan hệ hay thậm chí là một sự kiện quan trọng nào đó xảy ra bất ngờ gây tác động không nhỏ đến trạng thái cân bằng… Nếu không biết cách kiểm soát và quản lý stress hiệu quả, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái sa sút, tinh thần như mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, trầm cảm,... và có cả nổi hạch.
Stress là phản ứng của cơ thể khi một cá nhân đứng trước bất cứ một yêu cầu, áp lực cũng như yếu tố tác động nào đó có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần của người đó.
Trong thời gian bị stress, sức đề kháng trong cơ thể trở nên suy yếu, đây là cơ hội để vi khuẩn, virus tấn công cơ thể. Lúc này, hạch buộc phải hoạt động nhiều để sản xuất ra kháng thể khiến cho nó có thể bị sưng to lên, khi sờ rất dễ phát hiện hoặc có thể nhìn thấy được.
Vậy stress có gây nổi hạch không? Câu trả lời là "Bị stress có khả năng kèm theo nổi hạch".
Điều quan trọng bạn cần nhớ là, khi bạn để stress kéo dài mà không có biện pháp cải thiện làm giảm stress, hạch nổi lên liên tục trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe lẫn cơ thể của bạn. Chưa kể, bị stress kéo dài dễ khiến một người mắc bệnh rối loạn lo âu.
Theo chuyên gia, một người nếu bị stress nặng diễn ra thời gian dài, bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có thể xuất hiện hạch. Các vị trí thường nổi hạch khi bị stress bao gồm ở bẹn, nách, sau tai/cổ,
Hạch này được chia làm hai loại, lành tính và ác tính. Như vậy, bị stress nổi hạch có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào loại hạch đó là lành hay ác tính. Nếu hạch lành tính sẽ phát triển chậm, ảnh hưởng không đáng kể cho sức khỏe lẫn tính thẩm mỹ. Trường hợp hạch lành tính ngày càng lớn, có hiện tượng gây chèn ép lên các dây thần kinh lẫn mạch máu lớn thì lúc đó người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tiến hành mổ lấy hạch do bác sĩ chỉ định.
Nếu hạch xuất hiện là dạng ác tính, bạn có thể phân biệt thông qua kích thước; đồng thời khi bạn sờ lên hạch sẽ có cảm giác cứng và đau. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp tình trạng sụt cân, mệt mỏi, thay đổi sắc tố da,… Khi phát hiện những triệu chứng kể trên, bạn cần nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác tình trạng, vì nhiều khả năng bạn có thể bị ung thư tại chỗ hoặc di căn.
Để phân biệt hạch lành tính và hạch ác tính, bạn có thể dựa vào một số đặc tính để phân biệt như kích thước (hạch ác tính kích thước lớn, tăng nhanh theo thời gian, xuất hiện thêm hạch ở nhiều vị trí,...), khả năng di động, thời gian nổi hạch (hạch lành tính thường biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần), bệnh lý kèm theo… Như vậy, nếu bạn phát hiện mình nổi hạch và hạch tồn tại thời gian lâu ngày không lặn, sờ vào có cảm giác đau, hãy nhanh chóng khám bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng càng sớm càng tốt.
Ngăn ngừa, phòng tránh hay giảm stress không khó. Hãy tham khảo một số cách giúp bạn làm giảm căng thẳng cũng như phòng tránh stress hiệu quả sau đây:
Đi du lịch, tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh,... đều là cách giúp giải tỏa stress bạn có thể áp dụng khi cơ thể lẫn tinh thần cảm thấy mệt mỏi và chán chường. Hãy cho phép cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo năng lượng để trải nghiệm cuộc sống vui tươi mỗi ngày.
Stress kéo dài sẽ khiến cơ thể bạn kiệt sức, sức đề kháng yếu, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống. Bên cạnh đó, stress, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều sẽ dẫn đến khả năng cơ thể bị nổi hạch, nổi mụn.
Thường xuyên vận động, tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp giảm stress vô cùng hiệu nghiệm. Bạn có thể chọn bất kỳ môn thể thao nào bản thân yêu thích, phù hợp với cá nhân và tập với cường độ vừa phải, quan trọng là đều đặn.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc giúp bạn giảm stress, tăng sức đề kháng. Điều quan trọng là, thông qua thực phẩm có thể giúp làm hạn chế sự gia tăng hormone cortisol - loại hormone nếu tăng quá nhiều sẽ kéo theo tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp, gây tích tụ chất béo, tăng nguy cơ béo phì, gây căng thẳng... Vậy khi bị stress nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm bạn có thể tham khảo bổ sung cho cơ thể:
Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, tăng hệ thống miễn dịch, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Những loại hoa quả, thực phẩm chứa nhiều lượng vitamin C dồi dào, bao gồm:
Folate có trong rau xanh, nhất là rau lá đậm có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh những chất dẫn truyền thần kinh làm cân bằng tâm trạng.
Một số loại thực phẩm khác bạn có thể kết hợp bổ sung:
Cơ thể đủ nước sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Khi căng thẳng hay mệt mỏi, hãy uống nước, vì có thể cơ thể bạn lúc này đang bị mất nước. Mỗi ngày, một người bình thường nên uống từ 2 - 2,5 lít nước, rất hiệu quả làm giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các loại nước uống giảm stress hiệu quả nhanh chóng để hỗ trợ xoa dịu tình trạng stress của cơ thể.
Stress có khả năng gây nổi hạch, tuy nhiên, nổi hạch không chỉ do bạn bị stress. Hạch xuất hiện còn là biểu hiện của nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Điều quan trọng là bạn phải chú ý những điều sau đây:
Tóm lại, stress có gây nổi hạch không thì câu trả lời là "Có thể bị nổi hạch ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể". Để tránh/giảm stress, nên cân bằng thời gian làm việc với nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất, tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, nếu cần thiết, hãy nhanh chóng tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ để giúp bạn làm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi một cách tối ưu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.