Thành phần dinh dưỡng của cá chép và các món ăn ngon từ cá chép
Ngày 02/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Cá chép là loại cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước Châu Á. Nhờ thành phần dinh dưỡng của cá chép dồi dào cùng với hương vị thơm ngon đặc trưng, cá chép trở thành nguyên liệu nấu ăn bổ dưỡng và rất được yêu thích.
Từ xưa đến nay, cá chép luôn là thực phẩm giàu dinh dưỡng và thường dùng để bồi bổ cơ thể, nhất là cho người vừa ốm dậy. Để tìm hiểu rõ hơn về thành phần dinh dưỡng của cá chép, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của cá chép
Khám phá thành phần dinh dưỡng của cá chép sẽ giúp bạn điều chỉnh liều lượng, biết cách kết hợp cá chép với các nguyên liệu khác để đem đến cho cơ thể nhiều lợi ích nhất. Theo phân tích, trong 1 miếng cá chép phi lê có khoảng 275 calo và các chất dinh dưỡng gồm:
Ngoài cách tính trên, thành phần dinh dưỡng của cá chép còn được tính dựa trên khẩu phần ăn khoảng 100g cá chép tươi, trong đó có các chất dinh dưỡng gồm có:
162 calo;
7.2g tổng chất béo;
1.4g chất béo bão hòa;
84mg cholesterol;
62mg natri;
22.9g protein;
3% vitamin C;
11% niacin;
25% vitamin B12;
13% kẽm;
10% magie.
Dựa trên các thành phần dinh dưỡng của cá chép nêu trên cho thấy, cá chép là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, chất béo thấp, không chứa carbs và lượng calo cũng ở mức trung bình. Trong cá chép có chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng, đây cũng được xem là loại cá nước ngọt giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Lợi ích khi bổ sung cá chép
Không phải tự nhiên mà từ xưa, cá chép luôn được xem là món ăn bổ dưỡng và có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Trong dân gian, cá chép còn được xem như một loại “thuốc” hỗ trợ chữa nhiều bệnh ở phụ nữ. Thành phần dinh dưỡng của cá chép cũng rất đa dạng và phong phú, khi sử dụng đều đặn với liều lượng thích hợp, cá chép đem đến những tác dụng như:
Cải thiện tim mạch: Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng của cá chép có chứa hàm lượng axit béo omega 3 khá cao có tác dụng làm giảm hấp thụ cholesterol, tăng độ đàn hồi cho mạch máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch - nguyên nhân gián tiếp dẫn đến đột quỵ.
Chống viêm: Ăn cá chép có tác dụng gì? Khi bổ sung cá chép thường xuyên, cơ thể có thể tăng khả năng kháng viêm tự nhiên nhờ thành phần axit béo thiên nhiên.
Tăng đề kháng: Một trong những tác dụng rất phổ biến nữa của cá chép là tăng cường đề kháng. Trong thịt cá chép có một lượng kẽm đáng kể giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Bảo vệ tiêu hóa: Nhờ thành phần dinh dưỡng của cá chép rất giàu vitamin và khoáng chất nên có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng không mong muốn ở hệ tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón, chướng bụng,...
Ngừa bệnh viêm đường hô hấp: Theo nhiều tài liệu y học cổ truyền cho biết, cá chép có tác dụng giảm ho, chống bệnh viêm đường hô hấp trên rất hiệu quả với thành phần dinh dưỡng dồi dào, bổ sung nhiều loại khoáng chất cần thiết.
Tốt cho xương và răng: Thành phần dinh dưỡng của cá chép có thể đáp ứng một phần nhu cầu canxi trong ngày, từ đó hỗ trợ kết cấu xương răng chắc khỏe, hạn chế nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi và còi xương ở trẻ em.
Ngủ ngon hơn: Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên, cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ trằn trọc, hãy thử ăn một ít cá chép nhé. Thực phẩm này bổ sung khá nhiều magie hỗ trợ thần kinh được thư giãn hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Ổn định nội tiết: Nhờ khả năng bổ sung nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể mà việc thêm cá chép vào chế độ ăn có tác dụng ổn định, cân bằng nội tiết tố, giảm thiểu các triệu chứng mệt mỏi, hay cáu gắt,... do rối loạn nội tiết tố.
Món ăn ngon được chế biến từ cá chép
Như bạn đã biết, thành phần dinh dưỡng của cá chép dồi dào và đa dạng, bổ sung rất nhiều vi chất cho cơ thể. Để tận dụng hết dinh dưỡng và lợi ích từ cá chép, bạn nên lựa chọn cách chế biến đơn giản, giữ lại được hương vị trọn vẹn, tươi ngọt tự nhiên nhất của cá chép. Dưới đây là gợi ý một số món ngon được làm từ cá chép để bạn dễ áp dụng.
Cá chép đem nấu cháo với gạo nếp có tác dụng bồi bổ, an thai rất tốt. Món ăn này giúp bà bầu giảm ốm nghén, kích thích cảm giác ngon miệng, chống mệt mỏi, ngừa thiếu máu.
Canh cá chép nấu với táo đỏ và một số dược liệu khác cũng có tác dụng tích cực với cơ thể, dưỡng huyết và an thai.
Canh cá chép nấu với a giao có vị thơm ngon đặc trưng, tác dụng rất tốt với các trường hợp bị dọa sảy thai.
Cháo cá chép nấu với rễ cây gai giúp chữa mỏi lưng, giảm chứng phù thũng khi mang bầu.
Canh cá chép đen có tác dụng chính là kiện tỳ, lợi tiểu, an thai.
Một số bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh từ cá chép
Trong dân gian, các bài thuốc từ cá chép có hiệu quả rất tốt với một số bệnh phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang trong thời gian mang thai bị chán ăn, mệt mỏi, ốm nghén. Để có tác dụng tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc sau:
Bài thuốc an thai từ cá chép: Nửa cân cá chép để cả vảy, bỏ ruột đem rửa sạch và trộn đều với gạo nếp, vỏ quýt cắt sợi, gừng tươi trong 20 phút sau đó nấu chín khoảng 30 phút và ăn 5 - 7 lần trong ngày.
Bài thuốc chữa nôn ói giai đoạn đầu thai kỳ: Chuẩn bị 250g cá chép tươi, làm sạch vảy, bỏ ruột và rửa sạch với muối. Thêm khoảng 6g sa sâm, 10g gừng tươi vào ướp với cá chép rồi đem hầm chín để ăn trong ngày.
Bài thuốc kích sữa: Sau sinh nếu sữa về lâu, bạn có thể ứng dụng bài thuốc này từ cá chép. Chuẩn bị vảy cá chép đã làm sạch sẽ đem nghiền nhuyễn và tán nhỏ, đun sôi với 3 - 5g nước sạch và trộn nước này với rượu nếp để uống trong ngày.
Mong rằng qua bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về thành phần dinh dưỡng của cá chép và một số lợi ích mà thực phẩm này đem lại. Mặc dù cá chép rất tốt nhưng bạn không nên ăn quá 2 - 3 bữa/tuần mà cần đa dạng thêm các thực phẩm khác, ăn thêm nhiều rau xanh sẽ tốt hơn.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.