Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng là gì? Ăn mướp đắng có tác dụng gì?
Ngày 02/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Mướp đắng là thực phẩm quen thuộc trong nhiều gia đình Việt, có thể chế biến nhiều món ăn như luộc, nấu canh, xào, nấu lẩu,... hoặc thậm chí ăn sống. Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng đặc biệt với nhiều dưỡng chất, nhất là vitamin và chất chống oxy hóa.
Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng được đánh giá là một trong những thực phẩm bổ sung nhiều chất chống oxy hóa và hoạt chất thực vật khác. Để tìm hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của mướp đắng, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của mướp đắng
Thực tế, giá trị dinh dưỡng của mướp đắng được đánh giá dựa trên từng bộ phận của cây. Không chỉ là loại cây dùng để ăn trái, mướp đắng còn có thể tận dụng phần thân, lá cây để ăn hoặc dùng làm dược liệu để chữa bệnh. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của quả mướp đắng.
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là thực phẩm có vị đắng, thanh mát đặc trưng. Không phải ai cũng có thể ăn được mướp đắng nhưng nếu ăn được, đây sẽ làm thực phẩm bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể đấy. Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng có rất ít chất béo, lượng calo cũng thấp và giàu các vi chất khác. Trong 124g mướp đắng có các chất gồm:
Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng của mướp đắng có sự đa dạng và gần như đủ đầy các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể. Chi tiết về giá trị dinh dưỡng của mướp đắng như sau:
Carbs: Trong 124g mướp đắng chỉ có khoảng 5.4g carbs nhưng lại có đến 2.5g chất xơ, điều này cho thấy mướp đắng là thực phẩm bổ sung năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, đầy hơi,... rất tốt.
Chất béo: Lượng chất béo có trong mướp đắng khá thấp, chỉ khoảng 0.2g chất béo/124g mướp đắng nhưng đây vẫn là loại rau hiếm hoi có chứa chất béo. Tuy nhiên các axit béo này không chứa cholesterol nên có lợi cho sức khỏe và không gây tăng cân.
Protein, vitamin và chất khoáng: Các loại rau nói chung và giá trị dinh dưỡng của mướp đắng nói riêng đều là nhóm thực phẩm không phải nguồn bổ sung protein chủ yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, giá trị vitamin và chất khoáng của mướp đắng đa dạng với vitamin A, C, B, canxi, kali, kẽm, phốt pho, sắt, magie,...
Tác dụng đối với sức khỏe của mướp đắng
Như vậy, bạn vừa tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của mướp đắng, tuy nhiên ăn mướp đắng có lợi gì cho cơ thể không? Dựa trên các chất có trong mướp đắng, đây là thực phẩm mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Giảm mỡ bụng: Mướp đắng là thực phẩm ít calo, giàu vitamin và ít chất béo nên đây là thực phẩm hỗ trợ giảm cân, ăn kiêng giảm mỡ bụng rất hiệu quả đấy. Nhiều người cho biết bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống, uống nước ép hoặc trà mướp đắng cho thấy tác dụng giảm mỡ hiệu quả, nhanh chóng.
Tăng miễn dịch: Một trong những tác dụng rất tốt mà giá trị dinh dưỡng của mướp đắng mang lại, đó là tăng cường miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể, từ đó tăng khả năng phòng bệnh, tăng độ nhạy cảm của hàng rào bảo vệ tự nhiên.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng có thể hỗ trợ cơ thể tránh khỏi một số bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ,... Nhờ thành phần chất xơ và các chất chống oxy hóa, mướp đắng kiểm soát lượng cholesterol trong máu ở mức ổn định, tăng cường sức khỏe thành mạch.
Hạn chế thiệt hại tế bào: Các hợp chất giá trị dinh dưỡng của mướp đắng, đặc biệt là chất chống oxy hóa cao có tác dụng giảm thiệt hại tế bào, giảm thiểu tác động của gốc tự do trên tế bào.
Hỗ trợ thị lực: Như bạn đã biết, giá trị dinh dưỡng của mướp đắng có chứa vitamin A, một loại vitamin rất cần thiết đối với thị lực và khả năng bảo vệ thị lực khỏi sự lão hóa. Các bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,... đều có thể giảm đến 30% nguy cơ mắc bệnh khi bạn bổ sung đầy đủ vitamin A cho cơ thể.
Điều trị đái tháo đường tuýp 2: Lượng đường trong mướp đắng thấp và giàu vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ nên khi sử dụng mướp đắng, bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 nhận thấy dấu hiệu của bệnh tuyên giảm hơn. Nghiên cứu cho thấy người thường xuyên ăn mướp đắng có chỉ số đường huyết ổn định hơn người không sử dụng mướp đắng.
Lưu ý tác dụng phụ của mướp đắng
Khảo sát cho thấy, mặc dù giá trị dinh dưỡng của mướp đắng cao và có lợi nhưng đây lại là một trong những thực phẩm có thể gây dị ứng. Người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với mướp đắng trong lần sử dụng đầu tiên. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với thực phẩm, nguy cơ bạn bị dị ứng mướp đắng cũng cao hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng để tránh nguy cơ kích thích co thắt tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non, đặc biệt là người mang thai 3 tháng đầu. Một số chuyên gia nhận định mướp đắng có thể hỗ trợ tăng tác dụng của thuốc chữa bệnh tiểu đường nhưng với các thuốc hạ huyết áp hoặc tác động đến insulin, mướp đắng có thể gây triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, nôn ói,...
Bên cạnh đó, loại mướp đắng cũng ảnh hưởng đến tác dụng phụ và giá trị dinh dưỡng của mướp đắng. Mướp đắng Trung Quốc dễ ăn và có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với mướp đắng Ấn Độ. Bạn nên lựa chọn những quả mướp đắng tươi, vân mịn, cuống xanh, tránh mua phải mướp đắng kém chất lượng dẫn đến ngộ độc, gây hại.
Đối tượng nên cẩn trọng khi dùng mướp đắng
Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng thực phẩm này. Người bình thường không nên ăn quá 3 bữa mướp đắng/tuần và những đối tượng sau nên hạn chế ăn mướp đắng là tốt nhất.
Người đang mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và đang cho con bú.
Trẻ em không nên ăn mướp đắng.
Người bị huyết áp thấp, thường xuyên hạ huyết áp nên tránh ăn mướp đắng.
Người có vấn đề đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,... cũng nên hạn chế mướp đắng.
Người được chẩn đoán thiếu canxi.
Người chuẩn bị phẫu thuật nên dừng ăn mướp đắng trước 2 tuần và sau 3 tuần so với thời điểm phẫu thuật.
Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng giàu vitamin, chất chống oxy hóa và đường, chất béo và calo thấp nên là thực phẩm nên bổ sung trong chế độ ăn. Bạn có thể dùng mướp đắng để chế biến nhiều món ăn hoặc ăn sống với chà bông,... đều rất ngon và lạ miệng đấy.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.