Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rụng tóc nhiều tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tâm lý. Đáng lo hơn, rụng tóc nhiều có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân rụng tóc liên quan đến bệnh lý và thuốc.
Rụng tóc tưởng chừng như một vấn đề hết sức bình thường nhưng khi rụng tóc quá nhiều, hầu hết mọi người sẽ rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng. Ngoài tự ti về ngoại hình, “khổ chủ” còn lo lắng liệu sức khỏe của mình đang có vấn đề gì không? Liệu rụng tóc có phải là biểu hiện của bệnh lý nào không? Thực tế, rụng tóc nhiều bất thường hoàn toàn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân rụng tóc liên quan đến bệnh lý và thuốc.
Rụng tóc là gì? Rụng tóc có nhiều cách hiểu khác nhau. Nếu hiểu theo nghĩa thông thường, rụng tóc là khi sợi tóc rời khỏi da đầu và đây là một giai đoạn bình thường trong chu kỳ phát triển của sợi tóc từ khi hình thành nang tóc đến khi tóc rụng và được thay thế bằng sợi tóc mới.
Tuy nhiên, chúng ta thường dùng từ rụng tóc để chỉ tình trạng tóc rụng nhiều hơn bình thường. Tóc rụng bình thường là số lượng sợi tóc rụng mỗi ngày tư 50 - 100 sợi và số lượng tóc bị rụng tương ứng với số lượng sợi tóc mới mọc lên thay thế. Rụng tóc nhiều bất thường là số lượng sợi tóc rụng hơn 100 sợi mỗi ngày và số lượng tóc bị rụng nhiều hơn số lượng sợi tóc mới được mọc lên để thay thế.
Khi bị rụng tóc nhiều, bạn sẽ thấy rất nhiều tóc rơi ra sàn nhà, giường, gối. Chỉ cần dùng tay vuốt nhẹ tóc, chải đầu hay gội đầu bạn cũng có thể thấy cả nắm tóc rụng.
Ngoài ra, bạn có thể nhìn thấy các đường rẽ chân tóc ngày càng rộng, tóc thưa dần, da đầu lộ rõ dần. Trên da đầu còn có thể xuất hiện các mảng trống, mảng hói với kích thước khác nhau. Một số người còn bị giòn móng tay, rụng các loại lông trên cơ thể cùng tình trạng rụng tóc. Ngược lại, có những người bị rụng nhiều tóc trong khi lông trên cơ thể lại phát triển mạnh hơn.
Có nhiều cách phân loại rụng tóc. Nếu phân loại theo nguyên nhân, chúng ta có: Rụng tóc do lực kéo (Traction alopecia), rụng tóc do hormone (Androgenetic alopecia), rụng tóc telogen (Telogen effluvium), rụng tóc từng mảng (Alopecia areata)... Hoặc chúng ta có thể căn cứ vì sao rụng tóc để phân loại thành:
Ngoài các phân loại theo nguyên nhân rụng tóc như trên, các chuyên gia cũng phân lại như sau:
"Thủ phạm" khiến tóc gãy rụng nhiều là gì? Có thể kể đến những nguyên nhân thông thường gây rụng tóc nhiều bất thường như: Lão hóa, di truyền, căng thẳng, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn nội tiết trong các giai đoạn mang thai, sinh con, mãn kinh, do lạm dụng hóa chất và các biện pháp tạo kiểu tóc… Những nguyên nhân trên đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nguyên nhân rụng tóc liên quan đến bệnh lý và thuốc cần đặc biệt quan tâm. Một số bệnh lý và thuốc có thể dẫn đến rụng tóc nhiều như:
Đa nang buồng trứng bị rụng tóc là tình trạng nhiều phụ nữ gặp phải. Cơ thể nữ giới cũng sản xuất ra nội tiết tố nam androgen trong đó có nội tiết tố dihydrotestosterone (DHT), DHEA sulfate (DHEA-s), dehydroepiandrosterone (DHEA). Các nội tiết tố này do buồng trứng, tuyến thượng thận, các tế bào mỡ trong cơ thể nữ giới sản xuất ra. Chúng có tác dụng kích thích phát triển lông nách, lông mu, quyết định mức độ và tần suất chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.
Bình thường, nồng độ hormone androgen ở nữ giới thấp hơn ở nam giới. Nhưng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, nồng độ hormone androgen, cụ thể là dihydrotestosterone (DHT), tăng lên dẫn đến dư thừa. Hormone DHT sẽ liên kết với các thụ thể trong nang tóc khiến các nang đó bị thu nhỏ và chân tóc yếu dần và sợi tóc dễ bị rụng.
Mắc các bệnh tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều. Các bệnh lý về tuyến giáp làm rối loạn hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển tự nhiên của sợi tóc.
Khi mắc bệnh tự miễn, hệ miễn dịch của cơ thể “hiểu lầm” các tế bào nang tóc bình thường là tác nhân gây hại và tấn công nang tóc. Nang tóc bị tổn thương sẽ suy yếu dẫn đến tình trạng rụng tóc. Có những người bị mắc bệnh tự miễn ngoài rụng tóc còn rụng cả lông mi, lông mày và các lông khác trên cơ thể.
Một số loại thuốc chữa bệnh cũng là nguyên nhân rụng tóc. Đó thường là thuốc điều trị bệnh ung thư, thuốc chống đông máu, thuốc chống co giật, thuốc giãn mạch, thuốc tuyến giáp, thuốc điều trị viêm khớp, thuốc chữa trầm cảm, thuốc hóa trị, xạ trị… Các loại thuốc này có thể tác động mạnh đến các tế bào tổn thương nhưng cũng làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh trong đó có tế bào nang tóc.
Các bệnh về da đầu như nấm da đầu, viêm da đầu, viêm nang tóc, áp xe da đầu do nhiễm nấm… cũng có thể gây rụng tóc kèm ngứa, đau, xuất hiện mảng vảy, đỏ da đầu… Ngoài ra, sau một đợt sốt siêu vi, ốm nặng, thực hiện đại phẫu, cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu máu cũng có thể dẫn đến rụng tóc.
Rụng tóc do nguyên nhân bệnh lý thường là rụng tóc kéo dài, đột ngột, rụng tóc nhiều… Khi rụng tóc xuất hiện cùng các triệu chứng mệt mỏi, sụt cân nhanh, sốt... bạn cần nghĩ đến việc đi khám bác sĩ. Nếu nguyên nhân rụng tóc liên quan đến bệnh lý, việc phát hiện bệnh sớm không chỉ giúp kiểm soát tình trạng rụng tóc mà còn tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.