Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý khá phổ biến hiện nay song không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh tiểu đường đồng thời giải đáp những câu hỏi thường gặp ở bệnh tiểu đường.
Tiểu đường là bệnh lý liên quan đến chuyển hóa gây ra bởi sự thiếu một phần hoặc hoàn toàn insulin trong máu. Trước khi giải đáp những câu hỏi thường gặp ở bệnh tiểu đường, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá đặc trưng với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do sự rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng dẫn đến sự thiếu hụt về insulin, đề kháng với insulin hay thậm chí là cả hai.
Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh không thể tự chuyển hóa từ các thực phẩm ăn hàng ngày thành chất bột đường để tạo ra năng lượng và lâu dần gây ra hiện tượng tăng dần lượng đường tích tụ trong máu. Lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch cùng nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác đồng thời gây tổn thương nhiều cơ quan khác của cơ thể như mắt, thần kinh, thận…
Tiểu đường có 2 thể chính bao gồm tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Trong đó:
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thay đổi ít nhiều theo tuýp bệnh. Cụ thể:
Như đã trình bày phía trên, tiểu đường tuýp 1 thường diễn tiến nhanh và đột ngột với các biểu hiện điển hình như: Đói và mệt nhiều hơn so với bình thường, thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều hơn bình thường, khô miệng, ngứa da, thị lực kém, sụt cân…
Khác với tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 thường tiến triển âm thầm qua nhiều năm. Đa số người bệnh đều không có các triệu chứng rõ rệt như tiểu đường tuýp 1 nên rất khó phát hiện, thường vô tình phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành.
Một số dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường bao gồm nhiễm trùng nấm men, vết thương chậm lành…
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp được áp dụng trong điều trị tiểu đường. Trong đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cùng với thiết lập chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý và kết hợp theo dõi bệnh lý thường xuyên là những việc làm quan trọng nhất đối với bất cứ thể bệnh tiểu đường nào.
Đối với người bệnh mắc tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân buộc phải sử dụng insulin trong suốt quãng đời còn lại bởi cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin.
Đối với tiểu đường tuýp 2, nếu người bệnh không cải thiện và duy trì lượng đường máu ở mức cho phép bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục hàng ngày, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc điều trị dạng uống hoặc tiêm để có thể ổn định lượng đường trong máu.
Bạn cần hiểu rằng, bệnh tiểu đường có thể thay đổi và tiến triển khác nhau ở từng thời điểm, chính vì thế người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám định kỳ để đánh giá chính xác tình trạng hiện tại từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.
Dưới đây là lời giải đáp cho những câu hỏi thường gặp ở bệnh tiểu đường, bạn đọc có thể tham khảo:
Với câu hỏi tiểu đường có mấy thể bệnh, các chuyên gia cho biết, tiểu đường có 2 thể bệnh chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ cũng là một thể của tiểu đường gây ra do tình trạng rối loạn đường huyết khi mang thai, thường xảy ra ở tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ.
Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường tuýp 2 là sự kết hợp giảm tiết insulin và đề kháng insulin. Trong đó:
Kháng insulin được các chuyên gia đánh giá là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, hội chứng buồng trứng đa nang… Đối với những trường hợp đã mắc các bệnh lý kể trên thì tình trạng kháng insulin sẽ trở thành nguyên nhân khiến bệnh trở nên ngày một nặng.
Đối với bệnh tiểu đường, bên cạnh việc dùng thuốc làm giảm đường máu thì chế độ ăn uống cũng góp phần rất lớn vào việc hỗ trợ điều trị bệnh. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường ăn gì và không nên ăn gì cũng là một trong những câu hỏi thường gặp ở bệnh tiểu đường.
Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường nên ăn và không nên ăn các thực phẩm:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về căn bệnh tiểu đường mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với những thông tin trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường đồng thời giải đáp được những câu hỏi thường gặp ở bệnh tiểu đường. Từ đó quản lý bệnh đúng cách và hiệu quả hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...