Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

7 bước trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Ngày 09/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hệ miễn dịch của trẻ mới sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ ốm, nhất là bị bệnh cảm. Tham khảo cách trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh để bé không còn ốm vặt

Hệ miễn dịch của trẻ mới sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ ốm, nhất là bị bệnh cảm. Tham khảo cách trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh để bé không còn ốm vặt nữa.

Theo thông tin tại website chuyên về thuốc và chăm sóc sức khỏe MayoClinic.com thì trẻ em sẽ bị ít nhất một lần cảm lạnh trong tháng đầu tiên. Trước lần sinh nhật thứ 2 các bé sẽ bị thêm khoảng 10 lần cảm lạnh nữa. Các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em thường xuất hiện như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng. Nếu không bị biến chứng khác bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày. Nhưng với trẻ dưới 2 tháng tuổi khi mà hệ miễn dịch còn yếu cơ thể dễ bị các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần biết rõ các bước để trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh do chính các chuyên gia y tế tư vấn.

Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ

7 bước trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi 1
Nếu bé sốt cao trên 38 độ C bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế

Các bé khi bị cảm lạnh có nguy cơ sốt rất cao. Do đó bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế. Các bác sĩ khuyên với trường hợp cần hạ sốt ngay thì các phụ huynh nên dùng thuốc Acetaminophen.

Bước 2: Giảm nghẹt mũi

7 bước trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi 2
Làm thông tắc nghẽn mũi để bé không cảm thấy khó chịu

Với trẻ mới khoảng 1 tháng tuổi mũi của bé còn rất nhỏ lại dễ bị thương tổn. Do đó nếu bé bị nghẹt mũi do cảm lạnh cha mẹ nên dùng bơm cao su hoặc dụng cụ hút dịch nhầy y tế để trị nghẹt mũi cho bé. Bố mẹ bóp bơm cao su để đẩy không khí ra, sau đó đưa khoảng 0,5 cm đầu ống vào mũi bé rồi từ từ thả tay để hút dịch lỏng ra ngoài. Lưu ý nên làm nhẹ tay để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Bước 3: Làm ẩm không khí

Làm ẩm không khí trong phòng để giảm tắc nghẽn mũi và cải thiện giấc ngủ cho bé. Phụ huynh có thể sử dụng máy làm ẩm nhưng nhớ đặt máy ở nơi cao ráo, vững chắc và ngoài tầm với của bé. Nếu thấy hiện tượng hơi nước ngưng tụ trên bề mặt kính hoặc đồ đạc thì độ ẩm đã hơi cao và nên tắt máy, mở cửa sổ để lưu thông không khí. Thực tế, độ ẩm quá cao kích thích nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

Bước 4: Nhỏ nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào hốc mũi cho bé khoảng 2 giờ một lần. Chúng có khả năng làm giảm chất dịch nhầy khiến bé dễ chịu cải thiện việc hô hấp, ăn uống và giấc ngủ của bé. Loại nước muối sinh lý dành cho trẻ em này được bán ở hầu hết các hiệu thuốc với giá khá rẻ.

Bước 5: Để bé nằm cao khi ngủ

Khi bị cảm lạnh, đường hô hấp của trẻ xuất hiện rất nhiều chất dịch lỏng. Lúc này bố mẹ nên để bé nằm cao đầu hơn bình thường khi ngủ tránh làm chất dịch chảy tràn lên họng và hốc mũi khiến bé khó thở, quấy khóc. Cũng không nên để quá nhiều gối hoặc đồ chơi xung quanh nôi khiến bé dễ bị ngạt thở hoặc chấn thương trong lúc ngủ.

Bước 6: Bổ sung nước

7 bước trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi 3
Khi bé bị cảm lạnh mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để bù nước

Khi bị cảm lạnh kèm triệu chứng sốt cao chắc chắn cơ thể bị mất nước rất nhiều. Bố mẹ cần chú ý hơn về lượng và màu sắc nước tiểu, nếu thấy nước tiểu ít hơn, có màu đục hơn bình thường thì cần bổ sung nước ngay cho bé. Nên cho bé bú mẹ nhiều hơn nếu cần thiết có thể uống thêm nước.

Bước 7: Đưa bé đến cơ sở y tế

Thông thường chỉ cần làm theo 6 bước trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh như trên thì trong vòng 10 ngày bé sẽ hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên nếu thấy con của bạn có các biểu hiện nặng hơn như mất nước nhiều, nhiễm trùng, ho kéo dài hơn 1 tuần, tã khô, xuất hiện nước mũi màu xanh,… thì cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Trong trường hợp nghiêm trọng, bé bị nôn ói, ho ra đờm hoặc có máu, khó thở, suy hô hấp thì cần đưa bé đến ngay phòng cấp cứu.

Huyền Trang

Nguồn: Livestrong

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm