Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tỳ thận dương hư là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh?

Ngày 08/09/2024
Kích thước chữ

Bệnh tỳ thận dương hư là tình trạng chức năng của tạng tỳ và tạng thận bị suy giảm. Đây là một chứng bệnh trong Y học cổ truyền, có thể gây ra các triệu chứng thường gặp như khó tiêu, đầy bụng, chán ăn, suy giảm hệ thống miễn dịch, liệt dương và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tỳ và thận có vai trò điều hòa âm dương, khí huyết và các chức năng khác nên là hai tạng quan trọng trong cơ thể. Âm dương vừa là hai thái cực đối lập vừa bổ sung cho nhau, âm dương cân bằng thì chúng ta khỏe mạnh, âm dương mất cân bằng thì mắc nhiều bệnh tật. Chứng tỳ thận dương hư là tình trạng dương khí ở tỳ và thận không đủ để điều hòa chức năng của cơ thể.

Tỳ thận dương hư là gì?

Tỳ thận dương hư là tình trạng suy giảm dương khí ở tạng tỳ và tạng thận gây mất cân bằng âm dương, dẫn đến chức năng ở hai tạng bị rối loạn. Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền và có thể được điều trị bằng các phương pháp Đông y.

Tạng tỳ là gì?

Tạng tỳ gồm các cơ quan như dạ dày, đại tràng, tiểu tràng, tuyến tụy, tuyến nước bọt,… Các cơ quan này giữ vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, tạng tỳ cũng góp phần phát triển cơ bắp và tứ chi.

Tạng thận là gì?

Thận giữ vai trò quan trọng trong 5 tạng (tâm, tỳ, phế, can, thận) và có qua hệ mật thiết đối với hoạt động của hầu hết các bộ phận khác. 

Nhìn chung, tạng tỳ và tạng thận có mối quan hệ mật thiết đối với tiến trình phát triển của cơ thể. Mỗi tạng đều có phần âm và dương, khi âm dương không cân bằng sẽ là điều kiện dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Tỳ thận dương hư là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh? 1
Tỳ thận dương hư là tình trạng suy giảm dương khí ở tạng tỳ và tạng thận 

Nguyên nhân gây nên bệnh tỳ thận dương hư

Tạng tỳ và tạng thận có quan hệ mật thiết ở phần âm và dương khí. Khi thận dương hư sẽ ảnh hưởng hoạt động của tỳ dương và ngược lại. 

Những nguyên nhân khiến tỳ và thận dương hư gồm:

  • Do ảnh hưởng của tuổi tác: Tạng tỳ và tạng thận đều bị suy yếu khi tuổi càng cao, khiến cho dương khí sụt giảm và hình thành bệnh.
  • Do căng thẳng, mệt mỏi: Tỳ thận dương hư xảy ra khi bạn thường xuyên bị stress, mất ngủ và không nghỉ ngơi đủ.
  • Do quan hệ tình dục không kiểm soát: Quan hệ tình dục quá mức với tần suất cao sẽ dẫn đến chứng bệnh này.
  • Do sử dụng thường xuyên rượu, bia, thuốc lá, và các chất kích thích: Sử dụng các chất chứa caffeine, cồn, thuốc lá,… sẽ phá vỡ hệ miễn dịch, khiến chức năng của các bộ phận bị suy giảm bao gồm tạng tỳ và tạng thận.
  • Do các bệnh ở thận và hệ tiêu hóa tác động: Các bệnh liên quan đến thận và đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tạng tỳ và tạng thận, làm mất cân bằng âm dương khí, ví dụ các bệnh như viêm đại tràng, viêm dạ dày, sỏi thận, suy thận,…

Những dấu hiệu của tỳ thận dương hư

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp của chứng tỳ thận dương hư:

  • Do khí huyết sinh ra không đủ, thiếu dinh dưỡng nên cơ thể ốm yếu, da xanh xao, tái nhợt.
  • Người lạnh, chân tay lạnh.
  • Cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, không muốn nói chuyện.
  • Do kinh mạch ngưng trệ nên phần eo lưng lạnh, bụng dưới, đầu gối, xương khớp đau nhức.
  • Rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy, đi ngoài phân sống, nhất là về đêm hoặc lúc rạng sáng.
  • Do tích nước dẫn đến phù chân tay, phù mặt, chướng bụng.
  • Tiểu tiện khó, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu đêm.
  • Lưỡi có nhiều mảng trắng, rêu lưỡi, lưỡi nhợt nhạt.
  • Tỳ thận dương hư xảy ra ở nam giới yếu sinh lý, giảm ham muốn, di tinh và phụ nữ khó có con.

Nếu gặp các triệu chứng trên rất có thể bạn đang bị chứng tỳ thận dương hư. Tuy nhiên, bạn nên khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm chức năng thận, tỳ để biết chính xác bệnh.

Tỳ thận dương hư là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh? 2
Do kinh mạch ngưng trệ nên phần eo lưng lạnh, bụng dưới, đầu gối, xương khớp đau nhức

Phương pháp điều trị chứng tỳ thận dương hư

Những người mắc chứng tỳ thận dương hư cần cải thiện bệnh kịp thời, nếu không sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp kết hợp để đạt được hiệu quả tốt. Dưới đây là những phương pháp điều trị thường được áp dụng:

Dùng thuốc Đông y

Việc điều trị bằng thuốc Đông y với các loại dược liệu dân gian như gừng, nhân sâm và quế,... mang đến những tác dụng nhất định.

Bấm huyệt 

Ngoài việc sử dụng thuốc, phương pháp bấm huyệt chữa tỳ thận dương hư cũng có hiệu quả nhất định. Khi dùng tay tác động vào các huyệt đạo sẽ có tác dụng thông kinh hoạt lạc và thúc đẩy khí huyết lưu thông. Bên cạnh đó, bấm huyệt còn loại bỏ yếu tố dương hàn và làm ấm cơ thể, giúp gân cốt thư giãn, tinh thần thoải mái.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ. Khi thực hiện, cần chọn người có chuyên môn cao để bấm huyệt, không tác động tùy tiện vào huyệt đạo.

Châm cứu

Phương pháp châm cứu được dùng trong điều trị tỳ thận dương hư cũng mang lại tác dụng đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh cần đến cơ sở Đông y uy tín, có trang thiết bị đảm bảo vô trùng. Ngoài ra, người thực hiện châm cứu phải có chuyên môn thì việc điều trị mới có tác dụng.

Tỳ thận dương hư là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh? 3
Châm cứu trong điều trị tỳ thận dương hư cũng mang lại hiệu quả đáng kể

Phòng tránh chứng tỳ thận dương hư

Tỳ thận dương hư gây ra nhiều vấn đề về hệ bài tiết, đường tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng sinh lý ở nam giới. Để phòng tránh tình trạng mất cân bằng âm dương ở tỳ và thận, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Ăn nhiều thực phẩm ôn dương như tỏi, gừng, hành, hồi, quế,…
  • Ăn nhiều thực phẩm bổ thận như tôm, cua, hàu, cá, trứng, sữa,…
  • Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, lạnh, nhiều dầu mỡ,…

Sinh hoạt hợp lý

  • Ngủ đủ giấc, trước 11 giờ đêm.
  • Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày.
  • Tránh căng thẳng, stress.

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

  • Tinh thần lạc quan giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách tham gia các lớp yoga, thiền hoặc các hoạt động giải trí khác.

Một số lưu ý khác

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời hoặc phòng ngừa thích hợp.
  • Để phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm, cần tiêm phòng đầy đủ.
  • Nên từ bỏ các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya,… có thể tác động xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tỳ thận dương hư là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh? 4
Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất

Tỳ thận dương hư là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền, nhằm chỉ sự suy giảm chức năng của tạng thận và tạng tỳ. Chứng bệnh có những biểu hiện như mệt mỏi, chân tay lạnh, rối loạn về hệ tiêu hóa và bài tiết,… Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi, ngoài ra việc kết hợp uống thuốc Đông y, bấm huyệt và châm cứu sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin