Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
U phổi ác tính là căn bệnh nguy hiểm đe dọa mạng sống của nhiều người, nhất là nam giới lớn tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số thông tin về nguyên nhân mắc phải u phổi ác tính, cũng như những dấu hiệu và phương pháp điều trị căn bệnh này.
U phổi ác tính hay còn gọi là ung thư phổi là bệnh lý do sự tăng sinh các tế bào không thể kiểm soát xuất phát khoảng 95% từ phế quản và 5% từ phế nang. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở nam giới và là loại ung thư phổ biến thứ hai sau ung thư gan ở người Việt Nam. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh, các triệu chứng thường gặp và cách điều trị.
U phổi ác tính hay ung thư phổi được chia thành 2 loại chính theo mô học là ung thư phổi tế bào nhỏ (10 - 15% các trường hợp) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (85% các trường hợp). Vì ung thư phổi tế bào nhỏ phổ biến hơn, nên chúng tôi sẽ tập trung hơn vào loại ung thư phổi này. Ung thư phổi không tế bào nhỏ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như:
Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất, gây ra khoảng 90% các trường hợp ung thư phổi. Thời gian hút càng dài, mức độ hút càng nhiều thì nguy cơ ung thư phổi càng lớn. Người sống cùng nhà với người hút thuốc trở thành người hút thuốc lá thụ động và tăng 30 % nguy cơ ung thư phổi.
Các yếu tố môi trường như arsenic, asbestos, hydrocarbon, khí mustard, tia phóng xạ cũng là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nghề nghiệp thường có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư phổi là công nhân xây dựng, thợ mỏ,...
Khoảng 8% số ca ung thư phổi có quan hệ họ hàng với người mắc ung thư phổi.
Một số bệnh lý được cho là làm tăng nguy cơ ung thư phổi, thường gặp nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh xơ phổi, suy giảm miễn dịch hoặc nhiễm HIV.
Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cao vì bệnh thường được chẩn đoán vào giai đoạn tiến xa và giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu. Bệnh nhân có thể gặp một hay nhiều triệu chứng sau:
Phẫu thuật là mổ cắt bỏ phần phổi có liên quan đến khối u nhằm loại bỏ khối u một cách triệt để nhất, chỉ thực hiện được khi bệnh còn ở giai đoạn sớm (giai đoạn I, II và cân nhắc giai đoạn IIA) và có thể phối hợp với hóa - xạ trị. Phẫu thuật thường được khuyến cáo cho những bệnh nhân có tình trạng toàn thân cho phép (không quá suy kiệt) và dung tích phổi còn lại phù hợp, đảm bảo chức năng sống.
Xạ trị là dùng tia X năng lượng cao bắn trực tiếp vào khối u đểu phá hủy tế bào ung thư. Trước khi xạ trị cần dùng các kỹ thuật hình ảnh học để đánh giá góc chiếu tia thích hợp và liều dùng cần thiết cho mỗi bệnh nhân.
Hóa trị ung thư là dùng thuốc có tính chất ức chế sự phân chia của tế bào ung thư, gây độc và tiêu diệt tế bào ung thư. Không như phẫu thuật hay xạ trị chỉ điều trị tại chỗ, hóa trị là điều trị toàn thân nên có thể ngừa di căn xa và tái phát đồng thời cũng ảnh hưởng tới các tế bào bình thường. Thuốc hóa trị thường dùng đường tĩnh mạch, chu kỳ dùng thuốc trung bình khoảng 3 - 4 tuần (tương đương 1 đời sống của tế bào máu), gần đây có một số thuốc dùng đường uống.
Ung thư phổi bắt nguồn từ sự hoạt hóa các gen ung thư hoặc sự bất hoạt các gen ức chế khối u. Điều này dẫn đến các tế bào ung thư bộc lộ các đích phân tử đặc hiệu giữ vai trò quan trọng trong việc phân chia, sinh sản và chúng hầu hết không xuất hiện trên các tế bào bình thường, mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị ung thư. Các thuốc điều trị nhắm đích sẽ tác động lên các đích phân tử này.
Điều trị miễn dịch ung thư là phương thức sử dụng khả năng tự nhiên của hệ thống miễn dịch cơ thể để chống lại tế bào ung thư chứ không tác động trực tiếp vào khối u.
Chắc hẳn u phổi ác tính là căn bệnh không ai muốn mắc phải, để phòng ngừa bạn cần tránh hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá, nếu đang hút thuốc lá thì nên cai thuốc. Chụp CT scan liều thấp hàng năm với những đối tượng có nguy cơ cao như tuổi 55 - 80, tiền sử hút thuốc lá trên 30 gói năm (là tích của số gói thuốc lá hút trong ngày và số năm hút thuốc) hoặc hút thuốc lá dưới 15 năm gần đây,... cũng là cách để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Đồng thời chế độ ăn nhiều rau quả tươi có chứa các vitamin A, C, E có khả năng chống oxy hóa cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Xem thêm: