Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Điều trị u tuyến thượng thận như thế nào?

Ngày 29/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi nghe tin mình hoặc người thân bị bệnh này. Hôm nay cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh u tuyến thượng thận cũng như những phương pháp điều trị bệnh nhé!

Nhiều người đi khám sức khỏe phát hiện mình bị u tuyến thượng thận nhưng không phải ai cũng hiểu và biết về căn bệnh này. Vậy u tuyến thượng thận có nguy hiểm không, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm đáp án của câu hỏi trong bài viết này nhé!

Đặc điểm bệnh u tuyến thượng thận

Trước khi tìm hiểu u tuyến thượng thận có nguy hiểm không hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin, đặc điểm về bệnh này nhé!

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết của cơ thể tuyến thượng thận sản xuất ra các hormon, tham gia chuyển hóa đường và điện giải, đặc biệt là catecholamin - vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp động mạch. Mỗi người sẽ có 2 tuyến thượng thận và mỗi tuyến nằm ở một bên của thận.

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Điều trị bệnh u tuyến thượng thận như thế nào?
Cơ thể người có 2 tuyến thượng thận và mỗi tuyến nằm ở một bên thận

Tuyến thượng thận có kích thước nhỏ, nặng khoảng 10g và màu hơi vàng. Khi các tế bào trong tuyến phát triển một cách bất thường thì sẽ hình thành khối u.

U tuyến thượng thận có thể là lành tính (phát triển to nhưng không lan rộng) hoặc là u ác tính (vừa phát triển, vừa lan rộng sang các bộ phận khác). Và khối u này có thể xảy ra ở một trong thậm chí là cả hai bên của tuyến thượng thận.

Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả người già và trẻ nhỏ, nhưng hầu hết người bệnh thường bị ở độ tuổi từ 20 đến 50. U tuyến thượng thận ít xảy ra ở trẻ em, thông thường khi trẻ bị bệnh thì đều có tính chất gia đình và di truyền. Trẻ không có biểu hiện cụ thể, trẻ có thể gặp khó khăn khi đi lại bởi khối u chèn ép trong ổ bụng và đau xương.

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra u tuyến thượng thận, tuy nhiên nếu bạn có các yếu tố nguy cơ về di truyền dưới đây thì tỷ lệ bị bệnh thường cao hơn bình thường:

  • Đa nang adenomatous: Đây là tình trạng hiếm gặp, sự hiện diện của hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn polyp không ung thư trong ruột già và đường hô hấp trên.
  • Có nhiều tuyến nội tiết (MEN1): Trong rối loạn di truyền này, các khối u không ung thư được hình thành trong hệ thống nội tiết. Là một mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng hormon giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng.

Để chẩn đoán chính xác bệnh, ngoài các triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ có thể yêu cầu một số cận lâm sàng phù hợp như:

  • Siêu âm, cắt lớp vi tính: Siêu âm và cắt lớp vi tính giúp chẩn đoán được hình dạng, kích thước và tính chất của khối u tuyến thượng thận.
  • Xét nghiệm hormon trong máu: Khi bị bệnh thì nồng độ các hormon mà tuyến thượng thận tiết ra sẽ thay đổi. Xét nghiệm này dùng để đo lường các hormon như cortisol, aldosterone, adrenalin... từ đó đánh giá được tuyến thượng thận của cơ thể. Ngoài ra thì xét nghiệm này còn giúp đánh giá chức năng thượng thận nhờ các chỉ số potassium, sodium, glucose trong máu.
  • Các xét nghiệm kết hợp khác: Để đánh giá thêm về tình trạng của người bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định một số cận lâm sàng khác.
U tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Điều trị bệnh u tuyến thượng thận như thế nào?
Siêu âm là cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán bệnh một cách chính xác

Vậy với những đặc điểm trên thì bệnh u tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Nhiều người khi phát hiện bệnh thường cảm thấy lo lắng vì không biết u tuyến thượng thận có nguy hiểm không. U tuyến thượng thận thường được chia làm hai loại là u không chế tiết hormon và u có chế tiết hormon.

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Điều trị bệnh u tuyến thượng thận như thế nào?
U tuyến thượng thận có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều người thắc mắc

Đối với u không chế tiết hormon, thường bệnh nhân không có triệu chứng hoặc khi khối u lớn thì bệnh nhân có cảm giác đau tức vùng hạ sườn. Nên bệnh này thường được phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ thông qua cận lâm sàng như siêu âm, cắt lớp vi tính.

Đối với các khối u có chế tiết hormon thì sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết biểu hiện như sau:

  • Khối u tăng tiết hormon Aldosteron thì người bệnh thường thấy mệt mỏi do nồng độ Kali thấp, huyết áp cao và nhiều vấn đề khác.
  • Tăng tiết hormon Cortisol, tăng cân nhanh chủ yếu ở mặt, thân mình, bụng, người bệnh thay đổi tâm trạng, dễ mắc bệnh tiểu đường.
  • Khối u tăng tiết Aldrenalin, thường xuyên thấy hồi hộp đánh trống ngực, tim đập nhanh, tăng huyết áp kịch phát dễ dẫn đến đột quỵ.

Chính vì thế, tùy thuộc vào loại u cũng như triệu chứng cụ thể của người bệnh mà u tuyến thượng thận có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng hoặc không ảnh hưởng nghiêm trọng. Đánh giá và điều trị sớm bệnh sẽ giúp kiểm soát, giảm thiểu các tác động tiêu cực lên sức khỏe của người bệnh.

Điều trị bệnh u tuyến thượng thận như thế nào?

Bên cạnh câu hỏi u tuyến thượng thận có nguy hiểm không thì những thắc mắc về phương pháp điều trị bệnh cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm.

Việc điều trị bệnh liên quan mật thiết đến loại u tuyến thượng thận mà bạn mắc phải cũng như tình trạng sức khỏe và những biến chứng của bệnh gây ra.

Nếu là các khối u nhỏ không chế tiết hormon thì thường không phải tiến hành điều trị mà người bệnh sẽ theo dõi hàng năm.

Còn các khối u có chế tiết hormon gây ra các triệu chứng hoặc kích thước khối u lớn > 5cm, khối u nghi ngờ ác tính thì cần được phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt. Thông thường có thể dùng biện pháp là phẫu thuật nội soi ở các cơ sở y tế uy tín và có kinh nghiệm về u tuyến thượng thận.

Sau khi phẫu thuật khoảng 1 - 3 ngày người bệnh có thể xuất viện, sau đó thì sẽ theo dõi thường xuyên và tái khám lại theo định kỳ, chủ yếu là về các vấn đề nội tiết và ngoại khoa sau mổ.

Các khối u ác tính gây ra tình trạng ung thư, bên cạnh phương pháp phẫu thuật thì phải dùng hóa trị, kết hợp cùng. Tuy nhiên tùy từng trường hợp người bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Điều trị bệnh u tuyến thượng thận như thế nào?
Các khối u có kích thước lớn thường điều trị bằng cách phẫu thuật

Đừng chủ quan khi bạn phát hiện ra bệnh u tuyến thượng thận, khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh hoặc vô tình phát hiện thì nên đi thăm khám để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị.

Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi u tuyến thượng thận có nguy hiểm không của nhiều độc giả. Đa phần khối u ở tuyến thượng thận đều lành tính, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp là u ác tính. Khi không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm, vì vậy khi bạn nghi ngờ bị u tuyến thượng thận hãy đi khám để được nghe giải thích và tư vấn phù hợp từ các bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm