Va tồn dư là gì? Viêm va tồn dư có nguy hiểm không?
Ngày 13/04/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
VA thường gặp ở những trẻ nhỏ, tuy nhiên, VA cũng có thể gặp ở độ tuổi trưởng thành. Tình trạng này thường dẫn đến nghẹt mũi, viêm mũi xoang, viêm họng, viêm tai giữa,... Vậy VA tồn dư là gì? Viêm va tồn dư có gây nguy hiểm không?
“VA tồn dư là gì?” là thắc mắc của nhiều người khi lần đầu tiên nghe đến bệnh lý này. Vậy tình trạng này là gì? Viêm VA tồn dư có gây nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết được chia sẻ sau đây.
VA tồn dư là gì?
VA thường xảy ra quá phát ở những trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch ở độ tuổi này chưa được hoàn thiện. Vì thế, các bé thường xuyên gặp các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên, sổ mũi kéo dài, ho và một số trường hợp nặng có thể tiến triển thành viêm tai giữa. Vậy VA tồn dư là gì? Trường hợp VA quá phát lúc nhỏ không được nạo, nên khi trẻ lớn, VA vẫn còn tồn tại, nên được gọi là VA tồn dư, gây nên các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Vì thế mà các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên nạo bỏ VA từ khi trẻ còn nhỏ để tránh tình trạng viêm VA tồn dư ở giai đoạn trẻ trưởng thành.
Viêm VA tồn dư có nguy hiểm không?
Bên cạnh việc bâng khuâng “VA tồn dư là gì?”, nhiều người còn thắc mắc không biết tình trạng viêm VA tồn dư có gây nguy hiểm có sức khỏe hay không. Bệnh VA được biết là tình trạng viêm nhiễm thông thường, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân xem thường và không điều trị nhanh chóng, có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh lý liên quan đến tai: Tình trạng viêm VA tồn dư có thể ngăn cản sự thông thoáng ở vòi nhĩ, dẫn đến các bệnh lý liên quan về tai, trong đó, viêm tai giữa xảy ra với tỷ lệ cao nhất.
Bệnh lý về đường tiêu hóa: Nếu viêm VA không được điều trị sớm sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa do người bệnh nuốt phải dịch nhầy có trong đờm và nước mũi xuống đường tiêu hóa. Theo cơ chế tự nhiên, tổ chức tại ruột sẽ phản ứng lại với các tác nhân gây hại dẫn đến việc rối loạn tiêu hóa.
Viêm xoang mũi: Nước mũi chảy nhiều trong thời gian dài làm cho dịch nhầy bị đọng lại tại khe mũi và hốc mũi. Việc ứ đọng dịch nhầy này làm cho niêm mạc mũi phù nề và các lỗ xoang cũng bị bít tắc.
Nghẹt mũi: Viêm VA tồn dư không chữa trị sẽ gây nghẹt mũi. Tình trạng này sẽ gây khó thở hoặc nguy hiểm hơn có thể là bị ngưng thở khi ngủ và có thể dẫn đến tử vong.
Ảnh hưởng đến não bộ: Tình trạng nghẹt thở sẽ gây thiếu oxy não. Điều này sẽ gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi hoặc nặng hơn sẽ bị mất trí nhớ tạm thời, mất ý thức, phản ứng chậm hoặc có thể liệt nửa người.
Tại sao cần phẫu thuật nạo VA?
Theo các bác sĩ, giữa cổ họng và tai được kết nối bởi các ống eustachian. Nếu tình trạng viêm sưng VA xảy ra sẽ làm các ống dẫn này bị tắc. Từ đó, trẻ có thể thường xuyên bị nhiễm trùng tai và dẫn đến những vấn đề khác về tai giữa và thính giác.
Bên cạnh đó, viêm sưng VA có thể dẫn đến biến chứng ngáy to khi ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ. Các tình trạng này đều khiến trẻ ngủ không được ngon giấc, ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý như bốc đồng, tăng động,... Ngoài ra, việc trẻ có giấc ngủ kém có thể làm trẻ khó tập trung hơn, từ đó việc học cũng không đạt hiệu quả. Bởi thế, tình trạng viêm VA nếu lặp đi lặp lại nhiều lần cần phải được nạo bỏ để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Đối tượng nào được chỉ định nạo VA?
Việc phẫu thuật nạo bỏ VA này sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ cũng như không tăng tỉ lệ nhạy cảm với bệnh nhiễm trùng. Viêm VA vẫn có thể tái phát sau khi nạo, tuy nhiên chỉ xảy ra với tỷ lệ rất thấp, không đáng lo ngại. Khi thực hiện phẫu thuật nạo VA thông qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát rõ vị trí của VA nên quá trình nạo này rất hiếm khi bị bỏ sót. Nạo VA sẽ loại bỏ mô bạch huyết ở vùng vòm mũi họng nhiễm trùng, giúp giảm tình trạng viêm họng và ngừa được chứng ngưng thở khi ngủ, viêm mũi xoang và nhiễm trùng tai giữa. Các bác sĩ khoa tai mũi họng thường sẽ chỉ định nạo bỏ VA đối với các trường hợp trẻ trên 1 tuổi xuất hiện các triệu chứng sau:
Trẻ không đáp ứng với phác đồ điều trị kháng sinh dài ngày;
Trẻ bị viêm VA tái phát với tần suất trên 6 lần/năm;
VA của trẻ quá phát, to lên dần gây tình trạng bít đường thở hoặc viêm mũi xoang ở trẻ làm ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của trẻ;
Trẻ gặp tình trạng tắc vòi nhĩ gây thủng màng nhĩ, nhiễm trùng tai giữa, ảnh hưởng đến thính giác, chức năng nghe của trẻ.
Bài viết trên đã chia sẻ “VA tồn dư là gì?” cũng như các vấn đề liên quan tới tình trạng viêm VA tồn dư này. Hi vọng sau khi đọc những thông tin trên đây, bạn sẽ biết được những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi viêm VA không được điều trị sớm. Từ đó, bố mẹ sẽ có kế hoạch chăm sóc con em mình tốt hơn. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về những triệu chứng mà con bạn đang gặp phải liên quan đến VA tồn dư, hãy liên hệ bác sĩ ngay để được tư vấn nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.