Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Vì sao trẻ bị đau bụng sau khi ăn? Một số biện pháp cải thiện

Ngày 18/09/2023
Kích thước chữ

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp trẻ bị đau bụng sau khi ăn diễn ra phổ biến, điều này có thể khiến trẻ khó chịu, ăn uống kém và quấy khóc. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

Tình trạng trẻ bị đau bụng sau khi ăn là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em, đây cũng là điều khiến phụ bậc phụ huynh lo lắng bởi những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sự phát triển sau này của trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng Long Châu tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân, cũng như một số biện pháp cải thiện và cách phòng ngừa đau bụng sau khi ăn ở trẻ em.

Nguyên nhân trẻ bị đau bụng sau khi ăn

Trẻ bị đau bụng sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Do ăn quá no: Trẻ đau bụng do ăn quá no là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở trẻ ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này là do dạ dày của trẻ bị căng giãn quá mức, khiến cho các cơ dạ dày bị co thắt và gây đau.
  • Dị ứng thức ăn: Trẻ em có thể bị dị ứng thức ăn với một số loại thực phẩm như sữa, trứng, đậu phộng, hoặc hải sản. Khi trẻ ăn phải các loại thực phẩm này, hệ miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng với các protein trong thực phẩm và gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, và phát ban.
  • Táo bón: Táo bón là tình trạng phân cứng và khó đi đại tiện. Táo bón có thể gây đau bụng, khó chịu, và đầy hơi.
  • Bất dung nạp một số loại thực phẩm: Phổ biến là không dung nạp lactose: Là tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa lactose, một loại đường có trong sữa. Không dung nạp lactose có thể gây đau bụng, đầy hơi, và tiêu chảy.
  • Căng thẳng: tâm lý căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động hệ tiêu hoá, từ đó gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng,...
  • Một số bệnh lý khác: Hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm đại tràng, bệnh Crohn,... có thể khiến trẻ bị đau bụng sau khi ăn.
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn 1
Trẻ ăn quá no là tình trạng phổ biến có thể gây đau bụng

Nhận biết triệu chứng đau bụng của trẻ sau khi ăn

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của trẻ bị đau bụng sau khi ăn mà các bậc phụ huynh cần biết:

  • Đau quặn bụng dưới: Đây là triệu chứng điển hình nhất của đau bụng sau khi ăn. Có thể là đau âm ỉ, đau quặn, hoặc đau dữ dội, xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài trong vài giờ.
  • Mệt mỏi, nôn, buồn nôn: Trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, buồn nôn sau khi ăn.
  • Táo bón, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi: Các triệu chứng này thường do lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết gây ra.
  • Sốt nhẹ và tiêu chảy: Đây là những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Căng thẳng, lo âu: Có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau bụng.
  • Đau thắt vùng ngực: Đây là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh lý nghiêm trọng
  • Sụt cân: Sụt cân có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm ruột thừa ở trẻ em hoặc bệnh Crohn.
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn 2
Nôn mửa là một trong những triệu chứng trẻ bị đau bụng sau khi ăn

Biện pháp cải thiện tình trạng trẻ bị đau bụng sau khi ăn

Để cải thiện tình trạng đau bụng sau khi ăn của trẻ, phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, đặc biệt là ở những trẻ bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, một số phương pháp như chườm ấm, massage bụng cũng giúp cải thiện hiệu quả:

  • Chườm ấm bụng: Hơi ấm giúp giãn cơ, điều hòa nhu động ruột và tăng tuần hoàn máu, giúp giảm cảm giác khó chịu và khắc phục chứng đầy hơi, chướng bụng. Dùng khăn sạch, ngâm nước ấm, vắt khô rồi chườm lên bụng cho trẻ, thực hiện từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút.
  • Massage bụng: Massage giúp giảm khí trong ruột, cải thiện tiêu hóa và giảm đau bụng. Cha mẹ cần rửa tay sạch, cắt ngắn móng tay, tháo bớt các phụ kiện để tránh làm tổn thương da bé. Sau đó, xoa 2 tay vào nhau để làm ấm rồi đặt trẻ nằm tại nơi bằng phẳng, êm ái, trong phòng thoáng mát, sạch sẽ. Xoa nhẹ vào bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ, thực hiện trong khoảng 10 phút và lặp lại vài lần trong ngày.

Ngoài ra, hãy giúp trẻ giữ tinh thần thoải mái, động viên, khích lệ trẻ để trẻ giảm các căng thẳng, lo âu, từ đó làm giảm các kích thích hệ tiêu hóa gây đau bụng.

Cách phòng ngừa trẻ đau bụng sau khi ăn

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hợp lý sẽ là cách phòng ngừa trẻ đau bụng sau khi ăn tốt nhất, cụ thể:

  • Cho trẻ uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm có tính axit và những thực phẩm gây kích ứng đường tiêu hóa như caffeine,...
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ. Thay vì cho trẻ ăn ba bữa lớn, hãy cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ không bị quá tải.
  • Giúp trẻ giảm căng thẳng và nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách cho trẻ chơi các trò chơi, đọc sách, hoặc dành thời gian với gia đình.
  • Cho trẻ ăn chậm và nhai kỹ, nhai kỹ thức ăn sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn 3
Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ không bị quá tải

Tóm lại, vấn đề trẻ bị đau bụng sau khi ăn là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu các biện pháp giúp giảm đau trên không giúp giảm hoặc các triệu chứng trở lên trầm trọng cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm