Long Châu

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi? Có tái lại không?

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm phế quản tái đi tái lại kéo theo những triệu chứng khó chịu khiến người bệnh lo lắng, mệt mỏi. Vậy viêm phế quản bao lâu thì khỏi?

Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Những cách điều trị đơn giản, hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn “đập tan” lo lắng viêm phế quản dai dẳng. 

Viêm phế quản là gì? 

Viêm phế quản được biết đến là tình trạng viêm phổi. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn, virus hoặc nấm viêm nhiễm xâm nhập làm nhiễm trùng các tổ chức xung quanh phế quản bao gồm lớp niêm mạc, tiểu phế quản. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở do đường thở bị co thắt, không khí trong phế quản không thể lưu thông. 

Khác với các bệnh lý về hô hấp khác, viêm phế quản không tiến triển nhanh mà được xác định theo từng loại: 

  • Viêm phế quản cấp tính: Người bệnh chỉ cảm nhận triệu chứng của bệnh kéo dài từ 7-10 ngày, lâu nhất là vài tuần nhưng sẽ hết dứt điểm. 
  • Viêm phế quản mãn tính: Các triệu chứng của bệnh không hết mà kéo dài vài tháng, thậm chí là vài năm và có thể tái phát nhiều đợt trong năm. 

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi? 

Muốn biết “Viêm phế quản bao lâu thì khỏi?”, bạn cần căn cứ vào nguyên nhân, cách điều trị và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Với những người bình thường, có sức đề kháng tốt, thời gian để phục hồi do viêm phổi sẽ kéo dài từ 1-3 tuần. Với người già, trẻ nhỏ hoặc những người đã có sẵn bệnh nền, thời gian điều trị có thể lâu hơn 1 tháng. Tuy nhiên, bệnh vẫn sẽ tự thuyên giảm nếu có cách xử lý và điều trị đúng đắn.

Viêm phổi thông thường sẽ trở thành viêm phổi mãn tính nếu kéo dài hơn 3 tháng không khỏi. Lúc này, muốn điều trị dứt điểm, người bệnh sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Không những vậy, bệnh cũng kéo theo rất nhiều biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bệnh nhân.

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi? Có tái lại không? 1  “Viêm phế quản bao lâu thì khỏi?” là thắc mắc của nhiều người bệnh

Tại sao viêm phế quản mãi không khỏi?

Viêm phổi dù rất đỗi quen thuộc ở khí hậu Việt Nam nhưng vẫn còn không ít trường hợp có bệnh tái đi tái lại. Nếu điều trị viêm phế quản mãi không khỏi, có thể bạn đã mắc phải một trong số các lỗi sau: 

Điều trị không đúng cách 

Theo thống kê của Bộ Y tế, có ít nhất 5 thể bệnh viêm phế quản. Người bệnh cần căn cứ vào nguyên nhân sâu xa để tìm ra hướng điều trị đúng đắn. Tuy nhiên, một số người lầm tưởng rằng viêm phế quản không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nên tự ý mua thuốc uống. 

Việc uống thuốc bừa bãi, không có chỉ định của bác sĩ không chỉ khiến bệnh không thuyên giảm mà còn dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Hơn nữa, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh còn có thể gây suy giảm chức năng của các nội tạng bên trong cơ thể. 

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi? Có tái lại không? 2 Tự ý uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ gây ra nhiều tác hại

Sống trong môi trường độc hại 

Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại cũng là nguyên nhân kéo dài thời gian điều trị bệnh. Vi khuẩn, virus trong phế quản chưa được tiêu diệt hết thì cơ thể lại phải chống chọi liên tục với những tác nhân có hại khác từ môi trường bên ngoài. Điều này khiến phổi không có thời gian để phục hồi. 

Nhiễm lạnh 

Nhiễm lạnh là một trong những nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp và tổn thương phế quản. Nếu người bệnh không giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, quá trình điều trị sẽ cho kết quả rất thấp khiến viêm phế quản không thể khỏi dứt điểm được. 

Mắc viêm phổi mạn tính 

Người già, trẻ nhỏ và người có bệnh nền sẵn là những người có sức đề kháng kém, sức khỏe rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Hơn nữa, khi mắc bệnh, hệ miễn dịch không đủ để chống lại các tác nhân có hại khiến viêm phế quản chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi? Có tái lại không? 3 Người bệnh phải sống chung với viêm phổi mạn tính nếu không có phác đồ điều trị đặc biệt.

Biến chứng nguy hiểm khi bị viêm phổi dai dẳng

Viêm phế quản nếu không chữa trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau: 

Gây suy hô hấp 

Mỗi năm, Việt Nam tiếp nhận từ 800.000-900.000 ca bệnh viêm đường hô hấp. Trong đó, có đến 50% các ca phải cấp cứu do suy hô hấp. Đây là tình trạng phổi không nhận đủ oxy hoặc tích tụ quá nhiều carbon dioxide làm hỏng các cơ quan trong cơ thể. Dấu hiệu thường gặp nhất khi bị suy hô hấp là cơ thể mệt mỏi, khó thở, thị lực giảm sút và tim đập nhanh. 

Xẹp phổi, tràn khí màng phổi 

Xẹp phổi và tràn khí màng phổi là hai biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản. Viêm phế quản khiến không khí đi vào phổi không thể lưu thông, bị tích tụ và ép vào phổi, khiến phổi bị xẹp một phần hoặc toàn bộ. 

Nhiễm trùng máu 

Khi vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp và ký sinh vào hồng cầu, viêm phế quản sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết. Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng điển hình như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, cơ thể sốt cao, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim,... 

Tràn dịch màng phổi 

Hằng năm, tại Việt Nam, có đến 1.000 ca được chẩn đoán tràn dịch màng phổi. Đau ngực và ho là dấu hiệu đầu tiên của hội chứng tràn dịch màng phổi. Dấu hiệu này có thể tiến triển rất nhanh thành co giật, hôn mê, khó thở,... và cuối cùng là tử vong. 

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi? Có tái lại không? 4 Viêm phổi rất dễ dẫn đến tràn dịch màng phổi 

Áp xe phổi 

Viêm phổi lâu ngày khiến mủ tích tụ gây nhiễm trùng không gian mô phổi. Người bệnh thường ho có đờm, đờm có máu hoặc mủ và có mùi hôi. Căn bệnh này rất khó chữa trị và có khả năng cao đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Ung thư phổi 

Nếu không kiểm soát tốt viêm phế quản, bệnh sẽ dẫn đến ung thư phổi và có khả năng di căn rất nhanh. Đa số bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh, khối u đã ở giai đoạn muộn. Khi bệnh nhân có dấu hiệu ho ra máu, đau xương thì bệnh đã di căn sang các cơ quan lân cận. 

Làm sao để điều trị dứt điểm viêm phổi? 

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi? Thực tế, với những người có hệ miễn dịch khỏe, bệnh sẽ tự hết chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần áp dụng nghiêm túc những nguyên tắc sau đây để rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế triệu chứng bệnh trở nặng. 

Thăm khám bác sĩ kịp thời 

Nếu nghi ngờ bản thân bị viêm phế quản dù là ở thể nhẹ, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Bằng các xét nghiệm, chụp X-quang, các bác sĩ sẽ biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Thông thường, thuốc Tây y chữa viêm phế quản là các loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn kết hợp với thuốc trị ho, long đờm, thuốc giảm ho, giảm sốt,... 

Gợi ý cho bạn:

  • Klacid - Cốm pha hỗn dịch dành cho trẻ em điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm tai giữa cấp, viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phế quản, viêm phổi,...
  • Thuốc kháng sinh Zitromax 200mg/5ml điều trị viêm phế quản, viêm phổi (15ml)

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng 

Ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất, tăng cường bổ sung các loại vitamin, rau xanh và khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cũng nên bổ sung nhiều kẽm, sắt. Ngoài ra, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để bù nước và tăng chất điện giải sẽ giúp bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. 

Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh và đồ uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích. Đặc biệt, người bệnh có tiền sử hút thuốc lá nên cai thuốc để phổi có thời gian phục hồi và hạn chế tích tụ thêm chất độc vào phổi. 

Xây dựng lối sống lành mạnh

Các loại thuốc chữa viêm phế quản chỉ có tác dụng nhất thời làm thuyên giảm triệu chứng bệnh. Không những vậy, lạm dụng thuốc kháng sinh còn mang lại nhiều tác dụng phụ làm suy giảm chức năng nội tạng. Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh viêm phổi, người bệnh cần xây dựng thói quen sống lành mạnh như sau:

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá,... 
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, đảm bảo không gian sống thoáng đãng, trong sạch. 
  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần ngực và lòng bàn chân vào mùa đông. 
  • Rèn luyện thể chất thường xuyên để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Câu hỏi “Viêm phế quản bao lâu thì khỏi?” đã được giải đáp trong bài viết trên. Viêm phế quản lâu ngày không khỏi là hồi chuông cảnh báo nhiều hệ lụy sức khỏe có thể xảy ra. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn nên chú trọng chăm sóc bản thân và thăm khám bác sĩ khi cơ thể có triệu chứng bất thường nhé. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm