Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Viêm tụy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 28/08/2023
Kích thước chữ

Viêm tụy cấp ở trẻ em là một trong những loại bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, bệnh không có những dấu hiệu rõ ràng. Vì thế nên, nếu phát hiện bệnh chậm, bố mẹ không đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong.

Viêm tụy cấp là một trong số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa và có khả năng gây tử vong lên đến 5 - 15%. Ngoài ra, bệnh có thể xảy ra đối với bất cứ ai, tuy nhiêm viêm tụy cấp ở trẻ em là một tình trạng sức khỏe cần phải được điều trị kịp thời nhằm tránh biến chứng suy đa cơ quan, hoại tử ảnh hưởng đến tính mạng.

Thế nào là viêm tụy cấp ở trẻ em?

Tuyến tụy nằm trong ổ bụng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Tuyến tụy có chức năng sản xuất một loạt các men tiêu hóa để phân giải chất đường, mỡ và đạm từ thức ăn mà cơ thể tiếp nhận. Tuy nhiên, chức năng của tuyến tụy không chỉ giới hạn ở việc tiêu hoá mà còn tham gia vào chức năng nội tiết, bao gồm việc tiết ra hormone insulin để điều hòa nồng độ đường trong máu.

Viêm tụy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Viêm tụy cấp ở trẻ sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời

Viêm tụy được chia thành hai loại chính: Viêm tụy cấp và viêm tụy mạn. Trong đó, viêm tụy cấp là tình trạng tự miễn phá hủy của tuyến tụy, do sự viêm nhiễm của men tụy gây ra, gây tổn thương cho tế bào nang tuyến tụy. Viêm tuyến tụy có thể lan rộng đến các mô và cơ quan lân cận, tạo ra tác động đến các cơ quan cơ thể.

Nguyên nhân gây viêm tụy cấp ở trẻ em

Ở trẻ em, viêm tụy cấp có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Khoảng 10 - 30% trường hợp viêm tụy cấp ở trẻ xuất phát từ các bệnh về đường mật như sỏi túi mật, sỏi nhỏ, cặn bùn đường mật và tắc nghẽn ống Vater.
  • Khoảng 10 - 50% trường hợp nguyên nhân từ các bệnh toàn thân như nhiễm trùng, nhiễm siêu vi và nhiễm độc.
  • Khoảng 5 - 25% trường hợp do sử dụng các loại thuốc như Salicylate, Azathioprine, Valproic acid, Metronidazole,...
  • Khoảng 10 - 20% trường hợp do chấn thương.
  • Khoảng 5 - 10% trường hợp do nguyên nhân từ các bệnh rối loạn chuyển hóa.
  • Từ 15 - 30% trường hợp không có nguyên nhân cụ thể được xác định.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác như di truyền, nhiễm giun chui ống mật, đột biến gen, dị tật bẩm sinh, tình trạng béo phì, tăng nồng độ calci trong máu, cường cận giáp, có người trong gia đình bị vấn đề về thận cũng có thể là nguyên nhân liên quan đến viêm tụy cấp ở trẻ em.

Triệu chứng của viêm tụy cấp ở trẻ em

Những triệu chứng của viêm tụy cấp ở trẻ em thường bao gồm:

  • Cơn đau bụng kéo dài hoặc đột ngột: Đau bụng xuất hiện từ từ và kéo dài trong nhiều ngày hoặc xuất hiện đột ngột. Thường xuất hiện sau khi ăn và càng đau hơn khi nằm ngửa.
  • Vị trí và tính chất của cơn đau: Cơn đau thường tập trung ở vùng bên trái trên hoặc nửa trên bụng và có thể lan ra phía sau lưng.
  • Triệu chứng suy dinh dưỡng: Trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng và suy kiệt.
  • Da vàng: Trẻ có thể có da vàng do bilirubin tăng cao trong máu.
  • Phân kích thước lớn: Phân có kích thước lớn hơn bình thường và có mùi hôi.
  • Buồn nôn và nôn nhiều nước: Trẻ thường có cảm giác buồn nôn và nôn nhiều nước, cảm giác khó chịu và đau không giảm sau khi nôn.
  • Các triệu chứng khác: Trẻ có thể bị sốt, ớn lạnh, tăng nhịp tim, phình bụng và có thể xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mất nước, kích thích và tụt huyết áp.
Viêm tụy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
Phình bụng ở trẻ là một trong số những triệu chứng điển hình của viêm tụy cấp

Phương pháp giúp chẩn đoán viêm tụy cấp ở trẻ em

Việc chẩn đoán viêm tụy cấp ở trẻ có thể được thực hiện thông qua các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp xác định các chỉ số như lipase hoặc amylase để hỗ trợ việc chẩn đoán viêm tụy cấp. Các chỉ số khác như triglyceride máu, calci máu cũng có thể giúp định nguyên nhân hoặc đánh giá mức độ nặng của bệnh.
  • Chụp X-quang bụng: X-quang bụng có thể được sử dụng để chẩn đoán và phân biệt viêm tụy cấp với các bệnh ngoại khoa khác như bán tắc ruột hoặc thủng tạng rỗng. Đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân đau bụng cấp nhập viện.
  • Siêu âm ổ bụng: Siêu âm ổ bụng thường là phương pháp đầu tiên giúp chẩn đoán viêm tụy cấp. Đồng thời cũng giúp xác định nguyên nhân viêm tụy cấp như sỏi mật. Ngoài ra, siêu âm còn giúp phân biệt với các nguyên nhân khác gây đau bụng như viêm ruột thừa hay viêm túi mật.
  • MRCP (chụp cộng hưởng từ mật tụy) hoặc EUS (siêu âm nội soi): Nếu không thể tìm thấy nguyên nhân gây ra viêm tụy, đặc biệt trong trường hợp viêm tụy tái phát nhiều lần, các phương pháp này có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh.

Cách điều trị viêm tụy cấp ở trẻ

Quá trình điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị sau đây thường được các bác sĩ áp dụng đối với trẻ:

  • Điều trị chống sốc: Trong trường hợp nặng và có dấu hiệu sốc, việc điều trị với mục đích ổn định tình trạng của bệnh nhân là ưu tiên hàng đầu.
  • Điều trị đặc hiệu và giảm đau: Điều trị đặc hiệu nhằm kiểm soát nguyên nhân gây ra viêm tụy và giảm triệu chứng.
  • Nhịn ăn hoàn toàn và đặt sonde dạ dày: Trong giai đoạn đầu của viêm tụy cấp, người bệnh có thể nhịn ăn và đặt sonde dạ dày để giảm tải công việc tiêu hóa của tụy, giúp tụy được nghỉ ngơi và hồi phục.
  • Bù dịch, điện giải: Bệnh nhân cần được duy trì đủ lượng nước và điện giải.
  • Kháng sinh và kháng acid: Trong một số tình huống, việc sử dụng kháng sinh có thể giúp kiểm soát nhiễm trùng.
Viêm tụy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Các loại thuốc đặc hiệu sẽ được bác sĩ kê đơn cho trẻ viêm tụy cấp

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm tụy cấp ở trẻ. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về căn bệnh viêm tụy ở trẻ nhé!

Xem thêm: Bệnh nhân viêm tụy cấp sống được bao lâu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin