Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nhân viêm tụy cấp sống được bao lâu?

Ngày 23/03/2023
Kích thước chữ

Viêm tụy cấp là một bệnh hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, tuổi tác,... nếu được điều trị sớm thì người bệnh có khả năng phục hồi và kéo dài sự sống rất cao, vậy viêm tụy cấp sống được bao lâu?

Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm khuẩn, sỏi mật, đường mật, dị ứng thuốc, rối loạn chức năng tụy,... Một số thông tin cụ thể khác về triệu chứng và các mức độ của bệnh sẽ được trình bày trong bài viết bên dưới. Mời bạn đọc tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh nhân viêm tụy cấp sống được bao lâu?

Viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các nhu mô tụy. Tụy là một cơ quan rất quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, có chức năng sản xuất enzyme tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Nhưng khi tụy bị viêm nhiễm, các tế bào tụy sẽ bị tổn thương và không hoạt động được, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt và khó tiêu. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tụy cấp có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy tim, suy thận và nhiễm trùng nặng.

Viêm tụy cấp sống được bao lâu? 1

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các nhu mô tụy

Các nguyên nhân gây viêm tụy cấp

Trước khi đi vào trả lời người bị viêm tụy cấp sống được bao lâu, chúng ta cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh. Viêm tụy cấp do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là do các yếu tố sau:

  • Do virus hoặc vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Tắc nghẽn đường mật hoặc tụy: Dịch tiết của tụy sẽ tràn qua các mô xung quanh gây viêm nhiễm.
  • Tiêu chảy, nôn mửa: Nếu bạn gặp phải tình trạng nôn mửa thường xuyên cũng khiến dịch tụy đọng lại gây viêm.
  • Do di truyền: Một số người bị viêm nhiễm do gia đình có gen mắc bệnh này.
  • Lạm dụng rượu bia: Uống quá nhiều các chất kích thích cũng khiến cho tụy bị viêm nhiễm.
  • Do mỡ máu tăng cao.
  • Sỏi mật: Nếu bạn bị sỏi mật sẽ làm tắc nghẽn khiến ống tụy ngưng chảy, men tụy bị phá hủy.
  • Các nguyên nhân khác: Bệnh lý về gan, ngộ độc, ung thư tụy, chấn thương bụng, rối loạn chuyển hóa cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tụy cấp.

Ngoài các nguyên nhân đã liệt kê ở trên thì có khoảng 15% bệnh nhân bị viêm tụy cấp mà không biết nguyên nhân gây bệnh từ đâu.

Viêm tụy cấp sống được bao lâu? 2

Uống rượu bia quá nhiều là nguyên nhân gây viêm tụy cấp

Triệu chứng của viêm tụy cấp

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm tụy cấp như sau:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm tụy cấp.
  • Nôn mửa: Dấu hiệu xuất hiện sau đau là buồn nôn hoặc nôn mửa, bệnh nhân thường nôn ra máu, dịch dạ dày, dịch mật.
  • Sốt: Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Cảm giác mệt mỏi và khó chịu: Bệnh viêm tụy cấp có thể gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh.
  • Thở gấp, thở nhanh: Tình trạng thở nhanh hoặc thở khó khăn là những triệu chứng của viêm tụy cấp.

Các cấp độ của viêm tụy cấp

Lâm sàng của bệnh viêm tụy cấp biểu hiện qua những thể bệnh chính như sau:

  • Thể đau quặn: Bệnh nhân có triệu chứng đau quặn ở vùng bụng trên, thường xuất hiện sau khi ăn. Đau lưng và thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Thể huyết tràn: Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng toàn thân, sốt cao, da và mắt vàng do tăng bilirubin trong máu, đau nhức các khớp.
  • Thể phù nề: Bệnh nhân bị đau bụng, khó chịu, buồn nôn và hay nôn mửa. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị sốt, tình trạng áp lực máu thấp và suy giảm chức năng thận do thiếu máu.

Tùy vào cấp độ bệnh mà ta có thể đoán được người bị viêm tụy cấp sống được bao lâu? Trong đó, thể đau quặn được coi là nguy hiểm nhất và có khả năng gây tử vong cao hơn so với hai thể bệnh còn lại. Vì thể đau quặn thường có diễn biến nhanh chóng, kéo dài và liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng như suy thận, suy tim, xuất huyết tụy, nhiễm trùng và suy giảm chức năng đa tạng. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ tử vong và các biến chứng khác của viêm tụy cấp.

Bệnh viêm tụy cấp sống được bao lâu?

Viêm tụy cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm dẫn đến suy giảm chức năng thận hoặc các vấn đề về tim mạch. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, nhiễm trùng toàn thân hoặc phù phổi. Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ phần hoại tử. Cụ thể như: 

  • Sốc: Biến chứng này xảy ra ở những ngày đầu khởi phát bệnh, do nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết nặng gây ra.
  • Xuất huyết: Biến chứng này xảy ra ở tuần đầu tiên, xuất hiện tại tụy, xoang bụng, ống tiêu hóa gây tổn thương mạch máu.
  • Nhiễm trùng tuyến tụy: Xảy ra ở tuần thứ hai, do các ổ áp xe gây viêm phúc mạc toàn thể hoặc hoại tử, trường hợp này rất nguy hiểm.
  • Suy hô hấp cấp: Rất nặng, ảnh hưởng xấu đến tính mạng.
  • Nang giả tụy: Xuất hiện vào tuần thứ 3, tiên lượng nặng.

Tiên lượng của bệnh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ bệnh, trình trạng sức khỏe tổng quát, thời điểm chữa trị, do đó nên thăm khám sớm để nhanh chóng phục hồi bệnh và khả năng sống cao hơn.

Viêm tụy cấp sống được bao lâu? 3

Nếu được chữa trị kịp thời thì tuổi thọ người bệnh mắc viêm tụy cấp có thể được kéo dài

Những thông tin trên đây đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc "viêm tụy cấp sống được bao lâu?". Viêm tụy cấp rất nguy hiểm với những biến chứng khó lường có nguy cơ đe dọa tính mạng như hoại tử nhu mô tụy, giảm thể tích tuần hoàn, suy hô hấp cấp, liệt ruột đa cơ năng hoặc nhiễm trùng huyết. Chìa khóa quyết định thời gian sống cho bệnh nhân vẫn là phát hiện và điều trị kịp thời, phải nhanh chóng tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy triệu chứng của bệnh nhé.

Bạn có biết: Tại sao viêm tụy cấp gây tràn dịch màng phổi?

Hoàng Trang

Nguồn tham khảo: Vinmec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin