Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Virus Hanta là một trong các loại virus có tốc độ gây bệnh rất nhanh với những biến chứng nguy hiểm. Vậy virus Hanta gây ra bệnh gì? Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh lý do virus Hanta gây ra?
Virus Hanta là một tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng với những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích có liên quan đến virus Hanta và đưa ra các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Virus Hanta thuộc vào họ Bunyaviridae, đây là một loại virus sống và tồn tại chủ yếu trong cơ thể của các loài động vật gặm nhấm, điển hình là ở chuột. Virus Hanta được tìm thấy lần đầu tiên ở Hàn Quốc, tên gọi của nó được bắt nguồn từ tên của con sông Hanta - nơi đầu tiên phát hiện ra virus được phân lập.
Theo các nhà nghiên cứu, virus Hanta có những đặc điểm và tính chất sau:
Virus Hanta có khả năng gây bệnh là nhờ vào các gai trên bề mặt giúp cho chúng có thể bám dính và bài tiết ra chất độc hại gây rối loạn các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Virus Hanta ký sinh chủ yếu ở các động vật gặm nhấm. Tại đây, chúng sẽ phát triển và gây bệnh nhưng không có biểu hiện hoặc triệu chứng bệnh rõ ràng. Ở người, các bệnh lý do virus Hanta gây ra có thể không có biểu hiện hoặc triệu chứng bệnh thường nhẹ, có đôi khi là nặng.
Virus Hanta có thể tồn tại trong nước tiểu, phân và các chất thải của động vật bị nhiễm virus. Tuy nhiên, loại virus này dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao, dung dịch sát trùng, tẩy rửa, các hoạt chất trên bề mặt hay dung môi hữu cơ. Virus Hanta được nuôi cấy trên các tế bào nuôi cấy, tuy nhiên chúng sẽ không gây ra bệnh lý ở các tế bào này.
Theo các bác sĩ, hiện tượng sốt do virus Hanta thường hiếm gặp ở nhóm đối tượng là trẻ em hoặc người lớn tuổi. Tuy nhiên, nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 20 - 50 tuổi lại có nguy cơ mắc bệnh do virus Hanta gây ra là rất cao. Đặc biệt, tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn rất nhiều so với nữ giới.
Tương tự với các bệnh lý gây sốt khác, hội chứng sốt do virus Hanta gây ra cũng tiến triển theo từng giai đoạn. Trong đó, giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 15 - 30 ngày, tuỳ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Trong thời kỳ ủ bệnh, người bệnh thường sẽ không nhận thấy sự bất thường diễn ra trong cơ thể nhưng cũng rất nguy hiểm. Trên thực tế, bệnh thường tiến triển một cách âm thầm nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của người bệnh.
Khi bệnh diễn tiến nặng hơn và bước sang giai đoạn toàn phát thì nguy cơ tử vong cũng tăng lên rất cao. Lúc này, người bệnh sẽ có các biểu hiện rõ ràng như:
Các biểu hiện của bệnh do virus Hanta gây ra thường giống với bệnh cúm hay viêm phổi khiến cho quá trình chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh sẽ rõ ràng hơn sau khoảng 1 tuần, điển hình như ho kèm theo đờm, thở không sâu, phổi tích tụ dịch hay tim đập chậm.
Hiện nay, do thiếu dữ liệu trên mô hình thực nghiệm nên cơ chế sinh bệnh của virus Hanta vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, các bệnh lý do virus Hanta gây ra trên cơ thể người thường đa dạng, có thể là tình trạng nhiễm trùng không triệu chứng hoặc các thể lâm sàng có triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau. Trong đó, có 2 thể lâm sàng có biểu hiện nặng là:
Virus Hanta gây ảnh hưởng lớn đến các tạng phổi, lá lách và túi mật trong hội chứng phổi. Trong đó, cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là phổi.
Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện tương tự như bệnh cảm cúm thông thường như ho, sốt, đau nhức đầu, đau mỏi cơ bắp, chán ăn, suy nhược cơ thể… Sau khoảng 4 - 10 ngày kể từ khi phát bệnh, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, ho liên tục, thở gấp, khó thở… và có thể dẫn đến suy hô hấp.
Ở hội chứng HFRS sẽ có sự xuất hiện của tình trạng tăng tính thấm thành mạch dẫn đến hạ huyết áp và gây rối loạn chức năng điều hoà nội môi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh lý của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là thận.
Bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt và đau cơ kéo dài từ 3 - 7 ngày, sau đó là giảm tiểu cầu, hạ huyết áp, vô niệu. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 5 - 10%, tuỳ theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh.
Một số triệu chứng của bệnh do virus Hanta gây ra giống với một số bệnh lý khác như cúm A, cúm B, SARS - CoV2… Do đó, việc chẩn đoán phát hiện bệnh do virus Hanta gây ra gặp khá nhiều khó khăn. Khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh do virus Hanta, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chuyên biệt, bao gồm:
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu ra vắc xin phòng ngừa bệnh do virus Hanta gây ra cho người, đồng thời cũng chưa có thuốc kháng virus đặc trị các bệnh lý do virus Hanta gây ra. Do đó, mỗi người cần năng cao ý thức phòng ngừa virus Hanta để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng thông qua các biện pháp sau:
Tóm lại, virus Hanta là tác nhân chính gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho con người. Do đó, mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa virus Hanta để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng bằng cách diệt chuột, vệ sinh sạch sẽ khu vực sinh sống, phát quang bụi rậm… Đồng thời, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm virus Hanta.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...