Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với nhóm người có yếu tố nguy cơ cao, việc thực hiện các xét nghiệm định kỳ không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn hỗ trợ trong việc xác định nguyên nhân mắc đột quỵ. Vậy xét nghiệm kiểm tra đột quỵ có chính xác không?
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên khắp thế giới, ngày càng trở thành mối lo ngại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Xét nghiệm đột quỵ sớm giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về tình trạng sức khỏe của cơ thể, từ đó đề xuất những biện pháp phòng tránh kịp thời.
Nguy cơ đột quỵ không phân biệt đối tượng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trẻ em, thanh thiếu niên, người già cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Đối với những người có những đặc điểm sau đây, việc chủ động thực hiện các xét nghiệm đột quỵ trở nên quan trọng hơn:
Đặc biệt, cần lưu ý rằng những người đã trải qua cơn đột quỵ trước đó đối diện với nguy cơ cao hơn nhiều so với người bình thường.
Xét nghiệm đột quỵ là một phương tiện hiệu quả để đánh giá các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ và can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Tuy nhiên, không nên tự tin khi có kết quả khám bình thường mà không duy trì lối sống lành mạnh, vì rủi ro đột quỵ vẫn có thể tăng lên nếu không duy trì các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Trong các gói kiểm tra tiên lượng đột quỵ sẽ bao gồm các xét nghiệm huyết đồ hoặc chụp cắt lớp não với chất đối quang. Bệnh nhân được yêu cầu không ăn trong khoảng 4 - 6 giờ trước khi tiến hành và không sử dụng đồ uống có chứa cồn trong khoảng 24 giờ. Nếu có các yêu cầu khác, chi tiết hơn sẽ được cung cấp khi đăng ký khám, người bệnh cần tuân theo các quy định trên để có kết quả xét nghiệm một cách chính xác nhất.
Bạn biết không, xét nghiệm đột quỵ không chỉ là công cụ quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch mà còn giúp xác định rõ nguy cơ và hỗ trợ trong việc xây dựng các cách phòng tránh hiệu quả.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố gây đột quỵ và can thiệp kịp thời, từ đó đảm bảo hiệu quả trong việc phòng tránh đột quỵ. Nhất là đối với những người mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch và rối loạn mỡ máu. Việc kiểm tra định kỳ, xét nghiệm đột quỵ đúng quy định thăm khám của bác sĩ là cực kỳ quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa đột quỵ xảy ra.
Nguyên nhân gây ra đột quỵ thường xuất phát từ các bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường và rối loạn mỡ máu. Chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố quyết định hình thành những bệnh lý này. Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý là một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn đột quỵ:
Tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện sự tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe và duy trì tim mạnh mẽ. Thực hiện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 4 lần mỗi tuần, sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Nhiễm lạnh có thể tăng huyết áp và áp lực trong mạch máu, có thể gây nứt mạch máu. Để ngăn chặn điều này, quan trọng là giữ ấm cơ thể và duy trì sức khỏe, đặc biệt là đối với người lớn tuổi trong thời kỳ chuyển mùa.
Tác hại của thuốc lá là tăng cường nguy cơ đột quỵ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn gây hại cho những người xung quanh. Nếu bạn ngừng hút thuốc trong khoảng từ 2 đến 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ của bạn sẽ giảm xuống mức tương đương với người chưa bao giờ hút thuốc.
Việc thực hiện đều đặn xét nghiệm không chỉ là bước quan trọng trong quản lý sức khỏe cá nhân mà còn là chìa khóa để xây dựng một tương lai khỏe mạnh và không để xảy ra nguy cơ đột quỵ. Vậy nên, bạn hoặc người thân của mình đang thuộc một trong những dấu hiệu trên thì cần đến cơ sở ý tế gần nhất để xét nghiệm đột quỵ giúp phát hiện, phòng ngừa bệnh kịp thời nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...