Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Viêm khớp tự miễn

Viêm khớp tự miễn là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Viêm khớp tự miễn là một nhóm bệnh lý viêm khớp có liên quan đến phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trong cơ thể. Viêm khớp tự miễn rất khó để điều trị dứt điểm và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tàn phế và tử vong.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm khớp tự miễn

Bệnh tự miễn có tên tiếng anh là Autoimmune Disease là một nhóm bệnh lý xảy ra do sự rối loạn của hệ miễn dịch cơ thể, làm mất đi khả năng nhận biết và phân biệt đâu là tế bào nội sinh, đâu là tế bào ngoại sinh. Điều này có nghĩa là vì một lý do nào đó, các kháng nguyên trong cơ thể có sự nhầm lẫn và tấn công lại chính các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Trong khi đó, các tác nhân gây hại bên ngoài như virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể không được ngăn chặn, chúng sẽ tấn công và gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể.

Viêm khớp tự miễn hay bệnh khớp tự miễn là một nhóm các bệnh lý ở hệ thống xương khớp xảy ra khi các tế bào xương khớp khỏe mạnh bị tấn công bởi chính kháng thể tự thân do hệ thống miễn dịch “phái đến”. Trong đó, viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp là hai bệnh lý viêm khớp tự miễn phổ biến nhất.

Viêm khớp do bệnh lý tự miễn có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và phổ biến nhất ở độ tuổi từ 20 - 40. Bệnh sẽ tiến triển theo từng đợt với mức độ từ nhẹ đến nặng. Đây là một dạng bệnh lý mạn tính và không có cách nào điều trị dứt điểm được. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo thống kê, có hơn 80 loại bệnh lý tự miễn, trong đó có 7 loại bệnh lý viêm khớp tự miễn thường gặp nhất là:

Triệu chứng viêm khớp tự miễn

Viêm khớp tự miễn có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào và gây ra nhiều triệu chứng cũng như biến chứng nghiêm trọng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Bệnh sẽ có triệu chứng chung và khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp tự miễn.

Những dấu hiệu và triệu chứng chung của viêm khớp tự miễn

Triệu chứng bệnh có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, tuy nhiên có một số triệu chứng lâm sàng đặc trưng và phổ biến nhất như:

  • Đau nhức các khớp xương;
  • Đau cơ;
  • Khó ngủ;
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức không rõ lý do;
  • Sốt dai dẳng;
  • Sưng nóng ở các khớp;
  • Tràn dịch khớp;
  • Hạn chế cử động;
  • Giảm cân, thiếu máu, tức ngực;
  • Khô mắt, khô miệng.
Viêm khớp tự miễn là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa 4
Đau nhức các khớp xương là triệu chứng điển hình của viêm khớp tự miễn

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm khớp tự miễn

Viêm khớp tự miễn không chỉ gây ra ra các triệu chứng trên hệ khớp như đau nhức khớp, cứng khớp, xương khớp bị cong vẹo hoặc phì đại, biến chứng tàn phế… mà còn có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến các cơ quan khác như:

Tim mạch: Cơ tim bị suy yếu dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch khi các triệu chứng viêm khớp lan tỏa khắp cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở bệnh nhân Lupus ban đỏ có liên quan đến bệnh lý tim mạch.

Phổi: Theo thống kê, trường hợp rối loạn đông máu ở động mạch phổi, thuyên tắc phổi… do biến chứng của viêm khớp tự miễn cao gấp 6 lần so với các trường hợp khác.

Trầm cảm: Hệ thống miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thần kinh. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 62% ca bệnh mắc bệnh tự miễn có nguy cơ bị rối loạn cảm xúc và trầm cảm khi phải "sống chung" với các triệu chứng của bệnh.

Ung thư: Bệnh lý tự miễn khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, từ đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ung thư khác. Chẳng hạn, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung

Các bệnh tự miễn khác: Đặc điểm chung của các bệnh tự miễn là ở gen và môi trường sống. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân viêm khớp tự miễn đồng thời mắc thêm nhiều bệnh tự miễn khác và được gọi là hội chứng đa tự miễn (MAS).

Viêm khớp tự miễn là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa 5
Bệnh lý về tim mạch là một trong các biến chứng của viêm khớp tự miễn

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp tự miễn có thể sẽ không xuất hiện đồng thời với nhau. Do đó, khi thấy bị đau nhức khớp kéo dài mà không phải do chấn thương hay tác động cơ học thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân viêm khớp tự miễn

Căn nguyên dẫn đến bệnh lý viêm khớp tự miễn là do chính hệ miễn dịch tấn công lại các cơ quan trong cơ thể. Thông thường, cơ thể sẽ phản ứng với nhiễm trùng hoặc sự xuất hiện của một chất lạ nào đó (vi khuẩn, virus hoặc nấm) bằng cách gia tăng sản xuất các tế bào đặc hiệu (bạch cầu) để tấn công và tiêu diệt những tác nhân gây hại.

Tuy nhiên, trong tình trạng viêm khớp tự miễn, cơ thể sẽ huy động quá mức các tế bào bạch cầu để xâm nhập vào bao hoạt dịch và gây ra phản ứng viêm. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng xương, sụn bị ăn mòn, cuối cùng là biến dạng xương.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm khớp tự miễn

Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm khớp tự miễn?

Sốt, cơn đau khớp, sưng nóng ở các khớp, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm khớp tự miễn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào loại bệnh lý tự miễn sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác.

Đối tượng nguy cơ cao dễ mắc viêm khớp tự miễn?

Những xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán bệnh viêm khớp tự miễn?

Lợi ích của tập luyện thể thao thường xuyên trong điều trị viêm khớp tự miễn?

Sử dụng vitamin C có thực sự tốt trong điều trị viêm khớp tự miễn hay không?

Hỏi đáp (0 bình luận)