Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Loạn trương lực cơ là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Loạn trương lực cơ là một tình trạng bệnh lý thần kinh dẫn tới rối loạn vận động. Bệnh làm mất đi sự điều hòa phối hợp giữa tủy sống và não bộ, từ đó dẫn tới những vận động hay cử động không kiểm soát được đồng thời lặp đi lặp lại nhiều lần. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp làm giảm những triệu chứng và chậm diễn tiến của bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra loạn trương lực cơ và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Loạn trương lực cơ là gì? 

Loạn trương lực cơ là một rối loạn vận động nguyên nhân do mất đi sự điều hòa phối hợp giữa não bộ và tủy sống gây ra những chuyển động lặp lại nhiều lần hay những từ thế bất thường của người bệnh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới một cơ, một nhóm cơ hay toàn bộ cơ thể. Những cơn co thắt có thể từ nhẹ tới nặng. Chúng có thể gây đau đớn và run làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Loạn trương lực cơ thường ít gặp, chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên, phụ nữ thì dễ mắc bệnh hơn nam giới.

Loạn trương lực cơ được phân loại theo 3 cách: Theo tuổi, theo vị trí và theo nguyên nhân.

Phân loại theo tuổi khởi phát:

  • Khởi phát sớm: Xảy ra ở những người dưới 26 tuổi.

  • Khởi phát muộn: Xảy ra những người trên 26 tuổi.

Loạn trương lực cơ được phân loại theo vị trí:

  • Loạn trương lực cơ cục bộ: Chỉ xảy ra ở một vùng duy nhất trên cơ thể.

  • Loạn trương lực cơ một đoạn: Ảnh hưởng tới hai hay nhiều vùng tiếp giáp nhau trên cơ thể.

  • Loạn trương lực cơ toàn thể: Ảnh hưởng tới hầu hết các vùng trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể. 

Loạn trương lực cơ được phân loại theo nguyên nhân:

  • Loạn trương lực cơ nguyên phát: Thường không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào về thần kinh hay qua thăm khám. Khởi phát và diễn tiến của bệnh thường từ từ và không có tư thế cố định. Tuy nhiên, vùng loạn trương lực cơ lâu ngày đôi khi có hiện tượng cơ rút.

  • Loạn trương lực cơ thứ phát: Thường bắt nguồn từ một nguyên nhân đã mắc phải như bại não, chấn thương não, tủy sống, suy tuyến cận giáp, viêm não,… hay kèm theo những dấu hiệu thần kinh khác như co cứng, yếu cơ, mất thăng bằng, mắt cử động bất thường, suy giảm nhận thức,…

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của Loạn trương lực cơ

Những triệu chứng của loạn trương lực cơ sẽ thay đổi từ nhẹ tới nặng và có thể ảnh hưởng tới những bộ phận khác nhau của cơ thể. Những dấu hiệu của loạn trương lực cơ là:

  • Ruột rút ở chân;

  • Nháy mắt không kiểm soát;

  • Khó nói;

  • Giật không tự chủ ở cổ;

  • Có những cử động lặp lại nhiều lần, đôi khi giống như run;

  • Những chuyển động cơ có thể bắt đầu ở một vùng trên cơ thể và lan qua những vùng khác trong một thời gian;

  • Những chuyển động cơ và tư thế bất thường trở nên trầm trọng hơn khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hay gắng sức kéo dài;

  • Chữ viết bắt đầu cẩu thả.

Biến chứng có thể gặp khi bị Loạn trương lực cơ

Biến chứng của loạn trương lực cơ tùy thuộc vào loại rối loạn, bao gồm:

  • Khó khăn khi cử động;

  • Thị giác yếu khi loạn trương lực cơ mi mắt;

  • Do sự co thắt liên tục của cơ bắp dẫn tới đau và mệt mỏi;

  • Trầm cảm, lo âu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến Loạn trương lực cơ

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây loạn trương lực cơ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu nhận thấy có nhiều yếu tố liên quan tới bệnh. 

Loạn trương lực cơ nguyên phát:

  • Do di truyền;

  • Bị đột biến nhiễm sắc thể;

  • Do thoái hóa thần kinh;

  • Do đặc thù công việc.

Loạn trương lực cơ thứ phát:

  • Do stress, căng thẳng;

  • Tác dụng của một số thuốc;

  • Xuất huyết não;

  • Não thiếu oxy;

  • Bị một số bệnh như bệnh não anonic, ung thư phổi, u não, dị dạng mạch não,…

  • Do bị nhiễm trùng: Bệnh lao, viêm não;

  • Bị chấn thương sọ não hay chấn thương cột sống;

  • Đột quỵ.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) Loạn trương lực cơ?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị loạn trương lực cơ. Tuy nhiên, phụ nữ thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) Loạn trương lực cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loạn trương lực cơ: 

  • Tiền sử gia đình có người bị loạn trương lực cơ;

  • Bị tổn thương não hay dây thần kinh;

  • Nhiễm virus, nhiễm khuẩn và nấm;

  • Sử dụng thuốc an thần;

  • Bị đột quỵ;

  • Bị stress thường xuyên;

  • Bị ngộ độc chì;

  • Tiếp xúc với kim loại nặng hay carbon monoxide; 

  • Những công việc đòi hỏi thao tác tay phải chính xác: Kỹ sư, nghệ sĩ,…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Loạn trương lực cơ

Chẩn đoán loạn trương lực cơ bắt đầu bằng tiền sử bệnh và những triệu chứng lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng và tìm kiếm chất độc;

  • Chụp MRI: Loại trừ bệnh do khối u;

  • Xét nghiệm di truyền;

  • Điện cơ (EMG): Để đo hoạt động điện trong cơ.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị Loạn trương lực cơ hiệu quả

Điều trị loạn trương lực cơ dựa vào loại loạn trương lực cơ, nguyên nhân, những cơ bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của triệu chứng. Mục tiêu của điều trị là giảm những triệu chứng và diễn tiến của bệnh. Một số phương pháp điều trị là:

Tiêm độc tố botulinum (botox hoặc xeomin)

Được tiêm vào những cơ bị ảnh hưởng có tác dụng ngăn chặn việc hoạt hóa acetylcholine – chất làm co thắt cơ, làm yếu cơ tạm thời và giảm những triệu chứng. Thuốc có hiệu quả trong vài tháng.

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng tớ hoạt động của cơ.

  • Carbidopa – levodopa: Làm tăng nồng độ của dopamine – chất dẫn truyền thần kinh;

  • Trihexyphenidyl và benztropine: Hoạt động trên những chất dẫn truyền thần kinh khác với dopamine;

  • Tetrabenazine: Có tác dụng chặn dopamine;

  • Diazepam: Làm giảm dẫn truyền thần kinh. 

Liệu pháp điều trị khác

  • Vật lý trị liệu hay liệu pháp nghề nghiệp giúp làm giảm những triệu chứng và cải thiện chức năng của cơ;

  • Nếu bệnh ảnh hưởng đến giọng nói thì nên điều trị bằng ngôn ngữ trị liệu;

  • Kéo giãn hay xoa bóp để giảm đau cơ;

  • Kiểm soát căng thẳng.

Phẫu thuật

  • Kích thích não sâu: Là lựa chọn phổ biến nhất. Các điện cực được cấy vào một vùng nhất định trong não và kết nối với một bộ kích điện được cấy vào ngực. Bộ kích điện sẽ gửi những xung điện tới não giúp kiểm soát các cơn co thắt. Có thể điều chỉnh được cường độ và tần số của các xung điện.

  • Phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc: Sử dụng trong trường hợp những phương pháp khác thất bại. Phẫu thuật này bao gồm việc cắt những dây thần kinh giúp kiểm soát cơn co thắt. 

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Loạn trương lực cơ

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước;

  • Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein, thực phẩm nhiều chất xơ;

  • Nên dùng những loại thực phẩm chứa carbohydrate như khoai lang, chuối, yến mạch,…

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị;

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng;

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị;

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa Loạn trương lực cơ hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng;

  • Ăn nhạt nhất có thể;

  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng: Ăn nhiều rau xanh, trái cây có chưa chất chống oxy, hạn chế ăn nhiều chất béo, dầu mỡ;

  • Trước khi quyết định mang thai nên làm những xét nghiệm di truyền;

  • Khám sức khỏe thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm. 

Nguồn tham khảo
  1. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/6006-dystonias

  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/171354#diagnosis

Các bệnh liên quan