Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Mắt/
  4. Suy giảm thị lực

Suy giảm thị lực: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩDương Bích Tuyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Suy giảm thị lực được hiểu là thị lực không thể điều chỉnh về mức “bình thường”, tức là mắt không nhìn rõ các vật như bình thường hoặc mắt không thể nhìn thấy được quang trường rộng như bình thường nếu không di chuyển mắt hoặc di chuyển đầu. Suy giảm thị lực có thể dẫn đến mất thị lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung suy giảm thị lực

Suy giảm thị lực là gì?

Suy giảm thị lực, tình trạng mà khả năng nhìn bị giảm đi và không thể được khắc phục hoàn toàn bằng cách đeo kính thường. Tật khúc xạ là nguyên nhân phổ biến nhất của suy giảm thị lực, bao gồm các dạng như cận thị, viễn thị và loạn thị, mỗi loại ảnh hưởng đến cách mắt tập trung ánh sáng.

Suy giảm thị lực nghĩa là:

  • Thị lực rất kém (3/60 đến 6/60) và có tầm nhìn toàn cảnh.
  • Thị lực trung bình (lên đến 6/24) và giảm tầm nhìn.
  • Thị lực trung bình (đến 6/18) nhưng mất trường nhìn nghiêm trọng.
  • Mù do mất thị lực hoàn toàn được định nghĩa là thị lực cực kỳ kém (dưới 3/60) và toàn bộ trường nhìn hoặc thị lực kém (từ 3/60 đến 6/60) với trường thị giác giảm nghiêm trọng hoặc có thị lực trung bình (6/60 trở lên) và thị trường cực kỳ giảm.

Ngoài ra, còn có một loại là suy giảm thị lực do dinh dưỡng, tức là tình trạng mất thị lực do thiếu vitamin A. Nếu tình trạng thiếu vitamin A kéo dài, bề mặt của mắt sẽ bị tổn thương (khô mắt). Loại mù này cũng có thể khiến bạn khó nhìn hơn vào ban đêm hoặc trong ánh sáng mờ do các tế bào võng mạc không hoạt động tốt.

Triệu chứng suy giảm thị lực

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy giảm thị lực

Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm cụ thể, tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể chỉ ra tình trạng suy giảm thị lực bao gồm:

  • Nhìn thấy các hình dạng khác nhau trong tầm nhìn;
  • Nhìn thấy quầng sáng hoặc ánh sáng nhấp nháy;
  • Thay đổi màu mống mắt;
  • Mờ mắt;
  • Nhìn thấy hình ảnh đôi;
  • Đau mắt đột ngột;
  • Đau bên trong hoặc xung quanh mắt;
  • Thay đổi đột ngột về tầm nhìn;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;

Suy giảm thị lực cũng có thể gây ra các vấn đề với các hoạt động hàng ngày như thường xuyên va phải đồ vật hơn, gặp khó khăn khi đi bộ xuống cầu thang hoặc lên lầu hoặc trên các bề mặt không bằng phẳng.

Dấu hiệu suy giảm thị lực cũng có thể biểu hiện như đọc sách trở nên khó khăn hơn, cần phải giữ tài liệu gần mặt hơn hoặc cảm thấy khó đọc trong điều kiện ánh sáng yếu.

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời: Nhức 1 bên mắt cảnh báo bị bệnh gì?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Suy giảm thị lực là gì? Nguyên nhân và cách điều trị suy giảm thị lực 6
Đến gặp bác sĩ nhãn khoa khi có bất thường về mắt

Nguyên nhân suy giảm thị lực

Nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực

Các nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực thường là:

  • Bệnh glaucoma;
  • Tật khúc xạ;
  • Thoái hóa điểm vàng;
  • Bệnh võng mạc do đái tháo đường;
  • Ung thư;
  • Tăng huyết áp;
  • Đục thủy tinh thể;
  • Nhiễm trùng, ví dụ đau mắt hột, nhiễm virus Cytomegalovirus, nấm Histoplasmosis, Toxoplasmosis, giang mai…
  • Viêm nội nhãn;
  • Bệnh zona;
  • Viêm màng bồ đào.

Đối phó với nguyên nhân, tránh biến chứng: Nguyên nhân suy giảm thị lực một bên mắt do đâu?

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh suy giảm thị lực

Thói quen sinh hoạt nào gây suy giảm thị lực?

Các thói quen gây suy giảm thị lực bao gồm:

  • Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều.
  • Làm việc hoặc đọc sách trong ánh sáng yếu.
  • Không kiểm tra mắt định kỳ.
  • Hút thuốc.
  • Ăn uống không đủ chất.
  • Không đeo kính bảo vệ khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc hóa chất.

Xem thêm thông tin: Thị lực là gì? Những nguyên nhân gây giảm thị lực

Tăng huyết áp có gây suy giảm thị lực không?

Suy giảm thị lực khi nào cần đi khám bác sĩ?

Suy giảm thị lực có điều trị được không?

Suy giảm thị lực có dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn không?

Hỏi đáp (0 bình luận)