33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Nhiên
33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Bệnh thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới và thường gặp ở các nước nghèo do nguyên nhân mất máu hoặc kém hấp thu. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng như phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà biểu hiện bệnh khác nhau. Nhìn chung thiếu máu gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao… Bài viết sau đây sẽ nói rõ hơn về căn bệnh này.
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ lượng sắt trong cơ thể để tạo ra hemoglobin vì những nguyên nhân khác nhau. Hemoglobin là chất cần thiết để vận chuyển oxy và nếu có quá ít hoặc bất thường tế bào hồng cầu, hoặc không đủ lượng hemoglobin, nó sẽ dẫn tới giảm khả năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể.
Thiếu sắt phát triển theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, nhu cầu sắt vượt quá lượng bổ sung, gây ra giảm lượng dự trữ ở tủy xương. Khi dự trữ giảm, hấp thu sắt tăng lên để bù. Trong giai đoạn sau, thiếu sắt làm ảnh hưởng tổng hợp hồng cầu, cuối cùng gây thiếu máu.
Thiếu sắt trầm trọng và kéo dài cũng có thể gây rối loạn chức năng của các enzyme tế bào có chứa sắt.
Vai trò của sắt và nhu cầu sắt trong cơ thể
Một số vai trò của sắt đối với nhu cầu cơ thể như sau:
Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron…
Ở người bình thường, 90 - 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 - 10% (1 - 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.
Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt diễn biến từ từ qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên người bệnh chưa bị thiếu máu, thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt.
Giai đoạn 2: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển, người bệnh chưa có biểu hiện rõ tình trạng thiếu máu, có triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt; bắt đầu có triệu chứng của thiếu sắt như: Mất tập trung, mệt mỏi…
Giai đoạn 3: Thiếu máu và thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu và thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng.
Triệu chứng cơ năng: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực.
Triệu chứng thực thể: Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Không cung cấp đủ nhu cầu sắt:
Do tăng nhu cầu sắt: Phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì, thời kỳ hành kinh,...
Do cung cấp thiếu, chế độ ăn uống ít chất sắt.
Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Cơ thể có vấn đề về ruột non, dạ dày, mắc bệnh celiac, crohn….
Mất sắt do mất máu mạn tính:
Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột,…; viêm chảy máu đường tiết niệu, mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương; u xơ tử cung.
Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.
Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh: Cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt.
Quyết định số 1494/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học.
https://www.msdmanuals.com/
Thông thường, kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài khoảng 3-5 ngày rồi giảm dần cho đến khi hết. Nếu một số bệnh lý như u xơ tử cung, u tuyến nội mạc tử cung,... khiến lượng kinh nguyệt tăng lên và kéo dài thời gian kinh nguyệt hơn 5 ngày thì sẽ thiếu máu vài tháng.
Các trường hợp nhẹ có thể không có triệu chứng, nhưng các trường hợp từ trung bình đến nặng có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, khả năng vận động kém, chán ăn, khó thở, đánh trống ngực hoặc đau ngực, chóng mặt hoặc đau đầu.
Chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng và ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Đối với những người không nhận đủ chất sắt từ chế độ ăn uống, có thể cân nhắc việc bổ sung sắt theo lời khuyên của bác sĩ.
Mục đích của việc điều trị thiếu máu thiếu sắt không chỉ là khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt mà còn để dự trữ đủ lượng sắt dự phòng.
Hỏi đáp (0 bình luận)