Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì, tăng cường sức khỏe và khả năng hỗ trợ phục hồi sau chấn thương, điều trị bệnh hiệu quả. Vậy đối với người bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng những gì để phục hồi và giảm bớt các triệu chứng của bệnh?
Phồng đĩa đệm (phình đĩa đệm) là tình trạng rất dễ xảy ra ở các vùng của cột sống. Bệnh này có thể nhanh chóng phát triển thành thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần tuyệt đối kiêng cử nghiêm ngặt trong ăn uống để giúp quá trình điều trị bệnh phồng đĩa đệm đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Phồng đĩa đệm là một dạng thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm ở cột sống. Phồng đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị phồng hoặc lồi ra ngoài. Lúc này nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ và chưa di lệch ra khỏi vị trí trung tâm nên sẽ không gây chèn ép dây thần kinh.
Phồng đĩa đệm là hiện tượng xảy ra khi một đĩa đệm trong cột sống của bạn bị phồng, lồi ra khỏi vị trí bình thường và tạo ra một bong bóng khí bên ngoài đĩa đệm. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở các đốt sống L5-L4, L5-S1.
Việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu là vô cùng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là trong quá trình điều trị phồng đĩa đệm. Chế độ ăn uống hợp lý, ngoài việc cần thiết để duy trì sức khỏe trong quá trình phục hồi, còn có thể giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng mãn tính.
Vitamin là các phân tử hữu cơ cần thiết để quá trình trao đổi chất của cơ thể hoạt động bình thường. Có nhiều loại vitamin với tính chất hóa học và chức năng sinh lý khác nhau. Vitamin và khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe con người vì chúng không chỉ có chức năng duy trì sự sống mà còn có chức năng phòng và chống bệnh tật. Đặc biệt, các vitamin vô cùng cần thiết giúp để giúp đĩa đệm đàn hồi tốt, ngăn không cho bao xơ bị suy yếu và rạn nứt.
Thực phẩm giàu vitamin mà người bệnh có thể tham khảo như đậu đen, hạt hướng dương, đậu lăng, cá ngừ, sữa, bánh mì, bột yến mạch, cá hồi, thịt gà, chanh, mâm xôi, ớt, súp lơ xanh, đu đủ, dâu tây, xoài, kiwi…
Canxi giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, phồng đĩa đệm, hạn chế đau nhức khó khăn trong vận động, làm lành nhanh các vết xương gãy. Thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như hạt hướng dương, sò, nghêu, đậu xanh, cải xanh, khoai lang, cam, hạnh nhân, sữa, rau dền, bí đỏ…
Omega 3 giúp làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa tổn thương cho sụn và đĩa đệm do căn bệnh phồng đĩa đệm gây ra. Một số thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá bơn, cá trích, cá ngừ, cá thu, cá mòi, hàu, sữa, rau bina, quả bơ, hạt lanh, quả óc chó, đậu Hà Lan…
Con người không thể thiếu nước, thiếu nước sẽ khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường. Uống đủ nước giúp cơ, xương không bị khô và giúp khớp cử động dễ dàng hơn.
Ai cũng cần bổ sung dinh dưỡng, nhất là đối với người bệnh bị phồng đĩa đệm. Bạn cần xây dựng một thực đơn đủ dinh dưỡng nhưng vẫn ngon miệng, không gây nhàm chán. Ví dụ như bữa trưa, bạn có thể nấu các món giàu canxi như súp cá, tôm, cải xoăn, súp lơ xanh và tráng miệng bằng hoa quả để bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Đối với bữa tối, thực đơn không cần quá phức tạp. Bạn chỉ cần ăn nhiều rau củ, uống thêm sữa đậu nành, sữa tươi để xương chắc khỏe.
Để giảm đau và kháng viêm hiệu quả, người bị phồng đĩa đệm cần hạn chế và loại bỏ những thực phẩm sau khỏi chế độ ăn hàng ngày:
Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa và axit uric, có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và không tốt cho đĩa đệm. Ngoài ra, ăn nhiều những thực phẩm này cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ như gà rán, thịt nướng, xúc xích, khoai tây chiên không chỉ gây tăng cân, tạo áp lực lớn cho cột sống mà còn dẫn đến thiếu hụt canxi khiến xương yếu, tăng nguy cơ viêm và đau.
Bánh mì trắng, mì ống, sữa nguyên kem, bánh ngọt đều là những thực phẩm gây tăng cân nhanh và không tốt cho xương khớp.
Đồ uống chứa cồn và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá là nhóm thực phẩm có hại cho sức khỏe, dễ gây đau nhức và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Thực phẩm chứa thành phần dầu thực vật hydro hóa nếu lạm dụng có thể dẫn đến nguy cơ béo phì và dẫn đến thoái hóa cột sống nhanh hơn.
Bên cạnh việc thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, người bệnh phồng đĩa đệm cũng nên chú ý đến việc luyện tập thể dục thể thao vừa sức và thường xuyên, thiết lập lối sống khoa học, tái khám định kỳ, kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh và những bất thường trên cơ thể.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì. Hy vọng với những chia sẻ trên của Long Châu sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các nhóm thực phẩm cần tăng cường hàng ngày và các nhóm thực phẩm cần kiêng ăn để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị bệnh phồng đĩa đệm. Ngoài ra, bên cạnh chế độ ăn uống thì việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng giúp loại bỏ bệnh tận gốc.
Xem thêm:
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.