Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ

Ngày 23/04/2024
Kích thước chữ

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp ở nhiều người sau độ tuổi 30, đặc biệt là những người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều. Chính vì thế mà có rất nhiều người thắc mắc không biết, liệu bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không?

Bệnh trĩ có lây được không? Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không? Phải làm sao để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?

Bệnh trĩ xảy ra do các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị giãn ra, tình trạng này tương tự như bị giãn tĩnh mạch chân. Trong số các bệnh về đại trực tràng ở Việt Nam, trĩ là bệnh phổ biến với tỷ lệ số ca mắc khoảng 35-50%. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Chính vì thế, biết thêm những thông tin về bệnh trĩ sẽ giúp chúng ta chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh một cách dứt điểm cho người bệnh. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng hoặc dưới da xung quanh hậu môn. Bên trong trực tràng được gọi là trĩ nội và ngược lại, dưới vùng da xung quanh hậu môn được gọi là trĩ ngoại. Cụ thể:

  • Trĩ nội: Túi trĩ xuất hiện phía bên trên đường lược của hậu môn và trực tràng. Trĩ nội ở giai đoạn sớm sẽ không thể nhìn thấy vì búi trĩ nằm ở bên trong trực tràng. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi đi ngoài ra máu. Một khi búi trĩ to lên, bệnh nhân đi ngoài sẽ bị lòi trĩ ra ngoài.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất hiện phía bên dưới đường lược và nằm dưới lớp da của hậu môn. Riêng tình trạng trĩ ngoại có thể nhìn thấy, cảm nhận và sờ thấy. Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, đau rát nhiều hơn so với trĩ nội do phần tổn thương hay cọ xát, tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như ghế ngồi, quần áo,...
Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ1
Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh cao

Bệnh trĩ có nhiều cấp độ khác nhau, dựa vào sự tiến triển của trĩ nội, các bác sĩ sẽ phân cấp độ như sau:

  • Trĩ độ 1: Trĩ độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ, búi trĩ lúc này vẫn nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn, chưa bị lòi ra bên ngoài.
  • Trĩ độ 2: Búi trĩ đã bắt đầu bị lòi ra bên ngoài và có thể tự chui vào lại sau khi đi ngoài.
  • Trĩ độ 3: Tương tự như trĩ ở mức độ 2, nhưng ở mức độ 3, người bệnh sẽ cần tự dùng tay đẩy búi trĩ vào lại sau khi đi ngoài.
  • Trĩ độ 4: Đây là giai đoạn nặng của bệnh trĩ, búi trĩ thường xuyên bị sa ra ngoài ngay cả khi người bệnh không hề đi ngoài, đặc biệt là khi người bệnh ngồi xổm, đi lại nhiều hoặc làm việc nặng. Búi trĩ giai đoạn này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh trong việc sinh hoạt và đại tiện.

Bệnh trĩ là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là đối tượng từ 30 - 60 tuổi. Trong số đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trĩ nhiều hơn nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra bệnh trĩ, do đó, để phòng ngừa trĩ, người bệnh nên đi thăm khám sức khỏe thường xuyên, đồng thời phải có lối sống sinh hoạt lành mạnh. Hãy vận động thường xuyên, không ăn nhiều đồ cay nóng, không ngồi bồn cầu quá lâu hoặc rặn quá nhiều khi đi đại tiện,...

Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ2
Bệnh trĩ sẽ gây ra rất nhiều cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh

Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không?

Trước tiên, để biết bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế hay không thì bạn đọc nên tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh. Áp lực ở trực tràng dưới tăng và gây ra bệnh trĩ thông thường là do các yếu tố như:

  • Người bệnh có chế độ ăn nhiều đạm nhưng lại ít chất xơ.
  • Thường xuyên mang vác các vật nặng.
  • Rặn quá mạnh khi đi ngoài hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
  • Thường xuyên nhịn đi ngoài lâu.
  • Thường xuyên ngồi hoặc đứng làm việc lâu.
  • Bị táo bón, tiêu chảy mãn tính.
  • Có thói quen quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
  • Thừa cân béo phì.
  • Phụ nữ mang thai, em bé phát triển trong bụng gây áp lực lên hậu môn.
  • Người trên 50 tuổi, các mô hỗ trợ cho tĩnh mạch trong hậu môn và trực tràng bị suy yếu, lão hóa hoặc căng ra.

Theo các bác sĩ, bệnh có thể lây nhiễm thường có nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng,... Trong khi đó, các tác nhân gây bệnh trĩ thường là do các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, lối sống sinh hoạt gây ra chứ không do vi khuẩn, virus. Chính vì thế, “Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không?” thì câu trả lời là “Hoàn toàn không”.

Trĩ không phải là căn bệnh nhiễm trùng nên không thể lây từ người này sang người khác thông qua bất cứ con đường nào dù là tiếp xúc đường máu, quan hệ tình dục, bắt tay, ngồi chung ghế ngồi, dùng chung đồ,... Do đó, bạn đọc không cần phải lo lắng.

Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ3
Bệnh trĩ không phải là căn bệnh lây truyền, do đó bệnh sẽ không lây

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Khi đã hiểu rõ về bệnh trĩ, biết được nguyên nhân gây bệnh và bệnh hoàn toàn không lây nhiễm. Chúng ta có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh bằng nhiều cách khác nhau. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là có một chế độ ăn đầy đủ chất, khoa học, đặc biệt là nhiều chất xơ và nước. Đồng thời hãy hình thành thói quen vận động thường xuyên, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để có thể đi đại tiện dễ dàng và đều đặn hàng ngày. Ngoài ra, bạn hãy lưu ý thực hiện một số thay đổi nhỏ như sau:

  • Ăn nhiều các thực phẩm chứa chất xơ: Trái cây, rau củ quả tươi và cả ngũ cốc là những thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ. Chất xơ có tác dụng làm cho phân mềm, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, thêm chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày một cách từ từ để tránh tình trạng bị đầy hơi, chướng bụng.
  • Uống thật nhiều nước: Uống nhiều nước mỗi ngày là việc rất đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe. Giúp phân mềm và hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đạm và thực phẩm có chứa các chất kích thích: Các loại thịt chứa nhiều đạm và thực phẩm chứa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, đồ cay cay nóng,... đều khiến bạn có thể bị táo bón và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Đi ngoài ngay khi cảm thấy muốn: Nhiều người có thói quen nhịn đi ngoài, cơ thể đã có cảm giác muốn đi ngoài nhưng không đi ngay. Dần dần, cảm giác muốn đi ngoài sẽ biến mất, phân bên trong đại tràng sẽ bị khô và cứng dần, làm cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ gây ra bệnh trĩ.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu: Ngồi một chỗ quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nếu phải ngồi lâu từ 1 - 2 tiếng, thi thoảng bạn nên đứng dậy đi lại một chút giúp cho máu được lưu thông, giảm áp lực lên hậu môn, tránh gây bệnh trĩ.

Nhìn chung, bệnh trĩ là một căn bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân không thay đổi thói quen sinh hoạt thì có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ4
Ghi nhớ một số lưu ý để phòng ngừa bệnh trĩ

Như vậy, chắc hẳn qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không?” và một số thông tin có liên quan bổ ích khác. Mỗi người trong chúng ta nên chủ động phòng tránh bệnh trĩ bằng nhiều cách khác nhau như có chế độ ăn hợp lý, vận động thường xuyên, sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn đọc hãy liên hệ với các bác sĩ,chuyên gia để được giải đáp một cách chi tiết, giúp việc phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin