Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao?

Ngày 09/08/2023
Kích thước chữ

Trĩ nội là bệnh trĩ với các búi trĩ hình thành bên trong trực tràng. Bệnh phát triển theo các cấp độ từ 1 đến 4. Trĩ nội độ 1 là bệnh trĩ nội giai đoạn sớm. Vậy trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nội. Lúc này, các triệu chứng bệnh dường như còn rất mơ hồ, khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhẹ khác như táo bón hay nhiễm giun kim. Đây là lý do khiến người bệnh chủ quan cho đến khi bệnh trĩ đã phát triển thành độ 2, độ 3 thậm chí độ. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Các nhận biết và chữa trị ra sao?

Trĩ nội độ 1 là gì?

Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa biết cách phân biệt trĩ nội trĩ ngoại. Trĩ nội độ là bệnh trĩ với các búi trĩ nằm trong trực tràng, trong các búi tĩnh mạch. Ngược lại, trĩ nội là khi các búi trĩ phát triển ở các tĩnh mạch quanh hậu môn. Có thể hiểu nôm na, trĩ nội là búi trĩ bên trong ống hậu môn, xuất hiện ở vị trí khoảng 1/3 bên trên đường lược hậu môn.

Trĩ nội độ 1 là bệnh trĩ nội giai đoạn đầu tiên. Lúc này, các mạch máu ở trực tràng bị sưng giãn, phù nề tạo hành các búi trĩ. Trĩ nội độ 1 có búi trĩ nhỏ, chưa bị sa ra ngoài hậu môn, người bệnh không quan sát hay sờ thấy bằng tay cũng rất khó có thể cảm nhận được.

Khi bị trĩ nội độ 1, các dấu hiệu khá mơ hồ. Tuy nhiên, nếu tinh ý người bệnh có thể nhận thấy các biểu hiện như.

  • Người bệnh gần như không có cảm giác đau, chỉ hơi ngứa ở hậu môn giống cảm giác bị nhiễm giun kim.
  • Khi đi ngoài phân cứng, có thể thấy máu lẫn ở phân hoặc dính ở giấy lau. Lượng máu không nhiều và luôn có màu đỏ tươi. Đó là vì phân rắn cọ xát vào búi trĩ gây trầy xước và chảy máu. Tuy nhiên, ngay cả khi chảy máu người bệnh cũng không thấy đau.
tri-noi-do-1-co-nguy-hiem-khong-1.jpg
Tuy ít gây đau đớn và chảy máu nhưng trĩ nội độ 1 cần chữa sớm nhất có thể

Trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ này, việc điều trị sẽ đơn giản nhất, ít nguy cơ biến chứng hay tái phát. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh trĩ độ 1 sẽ phát triển thành trĩ nội độ 2, độ 3, độ 4. Lý do là bệnh trĩ không thể tự khỏi nếu chúng ta không điều trị. Khi bệnh trĩ phát triển càng nặng, nguy cơ biến chứng tăng, việc chữa trị khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn đồng thời nguy cơ tái lại cũng tăng.

Trĩ độ 1 không gây đau đớn và không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần ngay trước mắt. Nhưng nó nguy hiểm bởi có thể trở nặng một cách nhanh chóng. Khi bệnh trĩ nội tiến triển độ 3, độ 4, người bệnh sẽ bị chảy máu nhiều hơn, đau đớn nhiều hơn. Các búi trĩ lớn dễ bị sưng viêm, nhiễm trùng, chảy máu thành tia thậm chí bị hoại tử. Nhiều bệnh nhân nặng bị sa búi trĩ, nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng hậu môn,... ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần.

Cách chữa trĩ nội độ 1

Khi bị bệnh trĩ nội độ 1, bệnh nhân chỉ cần lưu ý việc vệ sinh, thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với điều trị nội khoa hoặc điều trị theo kinh nghiệm dân gian. Bệnh trĩ nội chưa phải phẫu thuật nên không gây đau đớn, không gây tốn kém trong quá trình chữa trị. Trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Câu trả lời là trĩ nội độ 1 không gây nguy hiểm trước mắt nhưng vẫn cần điều trị sớm nhất có thể.

tri-noi-do-1-co-nguy-hiem-khong-5.jpg
Nếu không chữa sớm bệnh trĩ sẽ nhanh chóng phát triển thành độ 2, 3, 4

Điều trị trĩ nội bằng thuốc

Bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 sẽ được bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc bôi tại chỗ, thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc uống. Tùy từng tình trạng bệnh, người bị trĩ có thể sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc.

  • Thông thường, các loại thuốc bôi sẽ giúp làm liền da, kháng viêm, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Thuốc uống thường có công dụng kháng viêm, tăng sức bền thành mạch, làm co búi trĩ, giảm chảy máu.
  • Một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón.
  • Một số người bệnh thích sử dụng các bài thuốc chữa bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian như xông hậu môn bằng nước lá lốt, nước ngải cứu,...

Khi sử dụng thuốc Tây, người bị trĩ cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, không tự ý bỏ ngang giữa chừng. Trĩ độ 1 thường có triệu chứng không rõ ràng. Nhiều bệnh nhân đang sử dụng thuốc thấy không chảy máu nữa liền ngừng ngay dùng thuốc. Việc điều trị không đến nơi đến trốn dễ khiến bệnh trĩ tái phát và nặng hơn.

Chữa trĩ theo cách dân gian

Trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Ở giai đoạn này bệnh trĩ chưa nguy hiểm nên người bệnh có thể áp dụng cách chữa bệnh nhẹ nhàng. Nếu thích kết hợp dùng thuốc bôi, thuốc uống với bài thuốc dân gian, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

  • Nấu nước lá diếp cá xông hậu môn: Bạn cùng rau diếp cá cùng lá hẹ rửa sạch, nấu nước rồi dùng để xông hậu môn hàng ngày.
  • Người bệnh trĩ nội độ 1 có thể dùng rau diếp cá tươi để ăn sống hàng ngày hoặc xay lấy nước uống rất tốt. Đây là bài thuốc trị táo bón, làm mát và giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả. Lá diếp cá được sử dụng để bào chế nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và táo bón.
  • Hạt gấc cũng có tác dụng tiêu sưng rất tốt. Để chữa trĩ, bạn dùng hạt gấc giã nát cùng một chút giấm gạo. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp đắp lên búi trĩ hoặc hậu môn qua đêm.
  • Bôi mật ong vào vị trí búi trĩ cũng giúp giảm sưng viêm búi trĩ.
tri-noi-do-1-co-nguy-hiem-khong-4.jpg
Chữa trĩ bằng nước bồ kết nấu theo dân gian

Thay đổi lối sống

Đối với bệnh trĩ, việc vệ sinh vùng trĩ hoặc hậu môn sạch sẽ để chống sưng viêm và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa táo bón vô cùng quan trọng. Không cần bàn cãi, chứng táo bón lâu ngày, táo bón mãn tính là "thủ phạm" chính gây bệnh trĩ. Nếu bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước trong chế độ ăn uống, chúng ta có thể giảm đáng kể nguy cơ táo bón. Mỗi bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 cũng nên tìm hiểu bệnh trĩ kiêng ăn gì, bệnh trĩ nên vận động thế nào để chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Vậy trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Trĩ nội độ 1 là bệnh trĩ ở giai đoạn mới phát triển, còn nhẹ và dễ chữa. Vì vậy, việc thăm khám, phát hiện bệnh kịp thời và điều trị dứt điểm vô cùng quan trọng. Và điều người bệnh cần đặc biệt lưu ý, việc điều trị hay dừng điều trị đều nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để bệnh sớm được chữa dứt điểm nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:trĩ nộiTrĩ