Bệnh xương khớp có ăn được mướp không? Các món ăn tốt cho xương khớp
Ngày 03/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thoái hóa xương khớp là bệnh thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên. Bệnh gây đau nhức, khó chịu ở các các khớp xương, đi lại khó khăn, sức khỏe suy giảm. Nhiều người truyền tai nhau bài thuốc từ mướp và hạt mướp giúp ích rất nhiều trong việc giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh xương khớp. Vậy bệnh xương khớp có ăn được mướp không?
Chế độ ăn uống cũng là một trong những giải pháp giúp bệnh nhân thoái hóa khớp lo lắng cải thiện sức khỏe của xương và giảm các cơn đau do bệnh này gây ra. Trong bài viết dưới đây sẽ giải thích bệnh xương khớp có ăn được mướp không và gợi ý đến bạn những món ăn chữa đau khớp hiệu quả nên thêm vào thực đơn hàng ngày.
Tác dụng của mướp đối với sức khỏe
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Mướp chứa vitamin B5. Uống 90mg vitamin B5 có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, 900mg B5 là một lượng khá lớn nên muốn hấp thụ đầy đủ liều lượng này cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cải thiện chức năng não
Mướp chứa sắt giúp oxy trong não hoạt động bình thường. Thiếu sắt có thể dẫn đến trí nhớ kém, thờ ơ, kém tập trung và giảm năng suất.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nước chiết xuất từ quả mướp có thể giúp điều chỉnh cơ chế phòng vệ của cơ thể và ngăn ngừa nhiễm trùng và virus tốt hơn.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Mangan trong mướp là một thành phần thiết yếu để sản xuất các enzyme tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình tiết insulin, giảm quá trình peroxy hóa lipid và cải thiện chức năng ty thể.
Ngăn ngừa bệnh về mắt
Mướp rất giàu vitamin A giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Nghiên cứu cho thấy những người bổ sung đầy đủ vitamin A, C, E, đồng và kẽm giảm 25% nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng trong 6 năm. Ngoài ra, vitamin A có tác dụng điều trị khô mắt. Do đó nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như mướp trong chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa các bệnh về mắt.
Điều trị mất máu
Một lượng lớn vitamin B6 trong mướp cần thiết cho quá trình sản xuất huyết sắc tố trong máu. Do đó tiêu thụ đầy đủ vitamin B6 giúp giảm và ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu hoặc đau nhức cơ thể.
Lọc máu
Mướp có thể loại bỏ các chất độc hại trong máu. Ăn mướp giúp chăm sóc sức khỏe gan, giảm tác dụng phụ do uống nhiều rượu bia kéo dài.
Nhuận tràng
Mướp đã được công nhận là có đặc tính nhuận tràng tốt cho sức khỏe giảm các vấn đề táo bón và thậm chí có thể được sử dụng để chữa các vấn đề táo bón.
Bệnh xương khớp có ăn được mướp không?
Mướp là một nguồn đồng tuyệt vời, có đặc tính chống viêm, làm dịu cơn đau và cứng khớp do viêm khớp. Đồng thời hỗ trợ sức mạnh cơ bắp và sửa chữa các mô liên kết.
Giảm đau nhức xương khớp bằng xơ mướp
Nguyên liệu:
Để chữa đau nhức xương khớp, bạn cần chọn quả mướp già, không bị ong đốt, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài và hạt bên trong, lấy khoảng 50g xơ mướp.
Rễ mướp chọn cây già nhất có thể, cắt cả gốc, lấy khoảng 50g rồi rửa sạch
10g mộc thông và 8g tỳ giải.
Cách làm:
Tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm nước, đổ 3 chén nước rồi đun sôi, khi nước cạn còn khoảng 1 chén thì rót ra uống.
Ngày uống 3 lần sáng, trưa, tối sau khi ăn khoảng 5 - 10 phút. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Trị đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân bằng hạt mướp
Nếu bạn hoặc người lớn tuổi trong nhà bị tê nhức tay chân, đau gân cốt. Chuẩn bị 20 hạt mướp hầm với gạo tẻ và chân gà, ăn nóng. Ăn khoảng 2 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Người bị đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả cần bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, canxi và vitamin. Nhờ đó, hệ thống xương khớp trở nên chắc khỏe, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, thoái hóa. Ngoài mướp, dưới đây là một số món ăn hỗ trợ chữa bệnh đau khớp mà bạn có thể tham khảo.
Canh bí xanh nấu sườn heo
Là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều người không biết đến công dụng thần kỳ của món ăn này trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Nếu bạn có các triệu chứng đau khớp nhẹ như sưng viêm, nóng đỏ thì hãy nấu món canh bí xanh với sườn heo để cải thiện và đẩy lùi các triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Mướp nấu đậu phụ
Với đặc tính thanh mát, mướp có công dụng giải nhiệt, đào thải độc tố và giảm đau nhức xương khớp. Vì vậy, danh sách món ăn chữa đau khớp không thể thiếu món mướp. Một trong những món ăn từ mướp, dễ ăn là canh mướp nấu đậu phụ. Không chỉ có tác dụng giảm đau khớp mà còn giúp cân bằng dinh dưỡng, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Chả lươn nấu lá lốt
Theo y học cổ truyền, thịt lươn rất hữu ích trong việc thúc đẩy phục hồi nội thương. Do đó, loại thực phẩm có thể dùng để nấu các món ăn chữa đau khớp, tê thấp, mỏi cơ. Ngoài ra, lá lốt còn là một vị thuốc nam chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn. Vì vậy, khi kết hợp 2 loại thực phẩm này tạo ra món ăn chữa đau khớp hiệu quả.
Khoai sọ hầm xương heo
Đây cũng là món ăn hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả. Khoai môn là loại củ chứa nhiều dưỡng chất giúp bồi bổ sức khỏe, phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Đồng thời, còn tăng cường lưu thông máu trong cơ thể xua tan cơn đau nhức xương khớp.
Ngải cứu nấu thịt nạc
Trong Đông y, ngải cứu được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Bởi trong loại thảo dược này có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm đau.
Ngoài dùng dưới dạng thuốc sắc uống hay chườm nóng, vị thuốc này còn có thể chế biến thành món ăn hàng ngày như ngải cứu nấu thịt nạc để chữa các bệnh về xương khớp.
Nấm hương xào cải thìa
Mỗi khi bị đau nhức xương khớp, bạn có thể dùng nấm hương xào cải thìa. Hai nguyên liệu này đều chứa nhiều khoáng chất vi lượng quan trọng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
Bài viết trên đây đã giải thích bệnh xương khớp có ăn được mướp không và những món ăn giảm đau và phòng ngừa đau nhức xương khớp. Tuy nhiên thực phẩm tự nhiên hay các món ăn ở trên chỉ có hiệu quả hỗ trợ khi bệnh ở tình trạng nhẹ, mới khởi phát. Nếu bệnh có dấu hiệu nặng nên đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.