Bí đao và bí xanh có khác nhau không? Những lợi ích của bí đao đối với sức khỏe
Ngày 25/07/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bí đao và bí xanh có gì khác nhau và bổ sung như thế nào cho khoa học trong thực đơn ăn uống là thắc mắc nhiều người đặt ra. Bài viết dưới đây làm rõ vấn đề này đến bạn cũng như bật mí thêm những thông tin hữu ích về loại quả này.
Tại Việt Nam, nơi có khí hậu nhiệt đới nên có thể trồng nhiều loại rau củ. Những loại bí như bí đao, bí đỏ được tìm kiếm dễ dàng tại các chợ truyền thống. Có một số người thắc mắc rằng liệu bí đao và bí xanh có khác nhau? Bài viết dưới bật mí đến bạn những thông tin cần thiết về loại bí này và giúp bạn có cái nhìn khoa học hơn về chúng.
Phân biệt bí đao và bí xanh
Bí đao hay bí xanh đều có tên tiếng Anh là Benincasa Cerifera Savi. Chúng là thực vật thân leo và thường trồng trên giàn cây hoặc bò sát mặt đất. Thực tế bí đao và bí xanh là một và đây chỉ là cách gọi khác nhau của người Việt. Miền Bắc thường gọi là bí xanh còn miền Nam thì gọi là bí đao.
Đặc điểm của bí đao là có một lớp lông tơ bao bọc bên ngoài, đặc biệt lớp lông này dày hơn khi quả còn non. Bí đao thích sống ở nơi có nhiều ánh sáng và chúng là loại quả thu hoạch nhiều vào mùa hè đến mùa đông. Trong Đông y, các lương y nhận định rằng đây là quả có tính hàn, giàu nước nên cực kỳ tốt để bổ sung trong thực đơn ăn uống ngày hè. Trong 1 quả bí đao với trọng lượng khoảng 100g thì chúng chứa đến 96g nước, 13 calo, 3g chất xơ cùng chất đạm, chất béo, carbohydrate. Bên cạnh đó hàm lượng vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin A, magie, folate, riboflavin, phốt pho khá cao trong loại quả này.
Lợi ích bí đao mang lại cho sức khỏe
Giờ đây bạn đọc có thể hiểu rằng bí đao và bí xanh là một và chúng là loại quả mà bạn dễ dàng mua được trên thị trường. Vậy lợi ích của loại quả này với sức khỏe là gì?
Tốt cho hệ tiêu hoá
Bí đao giàu chất xơ và nước nên rõ ràng chúng là thực phẩm cần thiết cho hệ tiêu hoá. Đặc biệt chất xơ cực kỳ tốt cho hoạt động của ruột già và chúng giúp bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể, phòng ngừa táo bón. Chính các khoáng chất như magie, canxi, sắt, vitamin A hay vitamin B6 hỗ trợ giảm triệu chứng đầy hơi.
Chưa kể ăn bí đao là cách bổ sung dinh dưỡng lành mạnh và giúp bạn no nhanh. Đây cũng là lý do mà nhiều người giảm cân thích sử dụng bí đao trong chế độ ăn kiêng. Bạn có thể chọn bí đao chế biến thành món ăn chính cho bản thân, cơ thể đảm bảo vẫn tràn đầy năng lượng sau ăn.
Tốt cho tim mạch
Bí đao và bí xanh hay các loại bí nào khác đều là thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong chúng ít chất béo và dường như không có cholesterol xấu cho cơ thể. Đặc biệt hàm lượng magie, kali, vitamin C, chất chống oxy hóa beta-carotene trong bí đao ngăn quá trình oxy hóa cholesterol từ đó hạn chế xơ vữa động mạch. Hiện nay trên thị trường có xuất hiện một số sản phẩm thực phẩm chức năng thậm chí thuốc đặt trị có chiết xuất từ bí đao bởi trong chúng có acid folic, hoạt chất loại bỏ được những cơn đau tim hay đột quỵ.
Làm đẹp da
Uống nước bí đao hay ăn canh bí đao là lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai đang gặp vấn đề về nội tiết tố, mụn, khô da, sạm nám. Như đã đề cập thì bí đáo giàu nước và khoáng chất, vitamin có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên hỗ trợ làm mát gan, cải thiện làn da. Chưa kể hàm lượng vitamin C trong bí đao cao nên chúng giúp chống lại các gốc tự do gây hại, ngăn lão hoá sớm xuất hiện trên da như hình thành nếp nhăn, tăng sắc tố. Dù không có hiệu quả như cách thoa kem chống nắng trực tiếp trên da nhưng có thể khẳng định rằng chất beta-caroten trong bí đao được ví như chất chống nắng tự nhiên cho da.
Cải thiện thị lực
Ăn bí đao thường xuyên giúp làm chậm tình trạng thoái hoá điểm vàng. Vitamin C, beta-carotene, lutein rất tốt cho sức khỏe thị lực. Những bệnh nhân đang mắc bệnh đục thuỷ tinh thể có thể cân nhắc dùng bí đao như một món ăn chính trong tuần. Ngoài ra bởi giàu hàm lượng vitamin B6 nên uống nước bí đao hay ăn bất kỳ các món ăn nào chế biến từ bí đao đều tốt cho sức khỏe tâm thần, giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
Những lưu ý khi bổ sung bí đao vào thực đơn
Thay vì thắc mắc bí đao và bí xanh có gì khác nhau thì giờ đây bạn cần quan tâm đến cách ăn bí đao sao cho phù hợp. Một số lưu ý khi dùng loại quả này mà bạn nên nắm như:
Không ăn bí đao sống
Có nhiều công thức về chế biến nước ép bí đao trong đó cách ép bí đao sống là sai lầm. Thực tế bí đao sống có tính xà phòng cao, chúng được ví như thuốc tẩy tự nhiên có chức năng làm sạch. Vậy khi bạn quyết định uống bí đao sống thì chúng ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá. Hoạt chất này mất hết nếu bạn nấu chín bí đao. Tương tự nếu đã nấu bí đao như nấu canh, nấu nước uống thì phải nấu chín.
Không ăn quá nhiều
Bất kỳ thực phẩm nào cũng nên có chừng mực khi tiêu thụ và bí đao cũng vậy. Một số người thích giảm cân nhanh đã uống nước hay ăn các món chế biến từ bí đao quá nhiều. Thực tế trong bí đao không cung cấp nhiều chất đạm hay chất béo. Để cơ thể khỏe mạnh thì bạn nên bổ sung đa dạng nhóm chất, không chỉ nên tập trung vào chất xơ chỉ vì muốn giảm cân siết dáng. Đặc biệt nếu cơ thể đang bị cảm cúm thì không nên ăn bí đao bởi bản chất loại thực phẩm này mang tính hàn, chúng khiến bệnh thêm nặng.
Không dành cho tất cả mọi người
Mặc dù được đánh giá là loại thực phẩm lành mạnh, dễ mua và chế biến nhưng với bí đao không phải đối tượng nào cũng ăn được, điển hình là người mắc huyết áp thấp hay cơ địa lạnh hoặc thường xuyên bị dị ứng. Trong bí đao chứa ít calo và giàu nước, giàu chất xơ nên có tác dụng làm hạ huyết áp. Chúng chỉ tốt cho người đang bị cao huyết áp mà thôi. Bên cạnh đó nếu cơ địa đang bị tiêu chảy, chướng bụng, dị ứng thì cũng hạn chế ăn nếu không muốn bệnh nặng thêm.
Nguy cơ ngộ độc Cucurbitacin
Hàm lượng Cucurbitacin trong bí đao khá nhỏ. Tuy nhiên nếu ăn bí đao có cảm giác đắng thì phải dừng ngay bởi rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy quả bí đao đang chứa Cucurbitacin khá cao. Do nhiều yếu tố như thời tiết, sâu bệnh hay đất trồng mà quả bí đao có thể bị gia tăng hoạt chất Cucurbitacin. Tốt nhất nên cẩn trọng và một khi món ăn chế biến từ loại quả này có vị khác thì không nên ăn.
Trên đây là những chia sẻ về bí đao và bí xanh. Nếu đã đọc qua bài viết thì chắc hẳn bạn đã nhận ra chúng là một cũng như biết nhiều hơn về lợi ích và cách ăn thực phẩm này sao cho khoa học. Hãy chia sẻ nếu thấy hay nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.