Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bị mất ngủ khám khoa nào? Khi nào cần đi khám?

Ngày 15/12/2023
Kích thước chữ

Mất ngủ có thể xảy ra ở tất cả các nhóm đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, công việc. Tình trạng kéo dài khiến nhiều người rơi vào trạng uể oải, mệt mỏi, kém tập trung. Để chấm dứt nhanh chóng hội chứng này, người bệnh thường tìm đến các bệnh viện uy tín để được bác sĩ tư vấn. Vậy bị mất ngủ khám khoa nào và khi nào cần đi khám?

Mất ngủ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại với các biểu hiện như: Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, cảm giác ngủ không đủ, dễ thức giấc, giảm tập trung, uể oải mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Đây có thể là triệu chứng duy nhất ở người bị bệnh mất ngủ và cũng có thể là dấu hiệu xuất hiện ở rất nhiều bệnh khác nhau.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là gì? Bị mất ngủ khám khoa nào là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ có liên quan đến số lượng, chất lượng, thời điểm khác nhau của giấc ngủ và được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Người bị mất ngủ còn thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Bị mất ngủ khám khoa nào, khi nào cần đi khám?
Mất ngủ có thể được chia thành 2 dạng chính là cấp tính và mãn tính

Mất ngủ có thể được chia thành 2 dạng chính gồm:

  • Mất ngủ cấp tính: Là tình trạng mất ngủ không thường xuyên, kéo dài không quá 1 tháng.
  • Mất ngủ mãn tính: Mất ngủ mang tính chất thường xuyên, kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần từ 1 tháng trở lên.

Mất ngủ có thể là một tình trạng độc lập hoặc là triệu chứng đi kèm với các vấn đề khác. Một số nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ mãn tính bao gồm:

  • Stress;
  • Thay đổi nhịp sinh học;
  • Thói quen ngủ không hợp lý;
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối;
  • Có các bệnh mạn tính như: Ung thư, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường…
  • Các rối loạn tâm thần bao gồm: Rối loạn lo âu, trầm cảm
  • Sử dụng các loại thuốc được kê đơn ảnh hưởng đến giấc ngủ như: Một số thuốc huyết áp, chống trầm cảm…
  • Gặp rối loạn liên quan đến giấc ngủ như: Hội chứng chân không nghỉ, chứng ngưng thở khi ngủ...

Tác hại của mất ngủ

Dù là mất ngủ cấp tính hay mất ngủ mãn tính đều có thể tác động không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nhận thấy được tác hại của mất ngủ sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc tìm hiểu mất ngủ khám khoa nào và lựa chọn địa chỉ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số ảnh hưởng của việc mất ngủ đối với cơ thể bạn:

  • Người bị mất ngủ sẽ thường xuyên ở trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo, dễ bị mệt mỏi, uể oải.
  • Người thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ có hệ miễn dịch kém hơn so với người bình thường.
  • Thiếu ngủ, mất ngủ còn làm tăng nguy cơ bị tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ dẫn đến tử vong.
  • Ngủ không đủ giấc cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Người bị thiếu ngủ thường có làn da dễ lão hóa, khô ráp, vết thương trên da cũng khó lành hơn.
  • Buồn ngủ do thiếu ngủ, mất ngủ sẽ khiến bạn cáu kỉnh, khó chịu, khó kiểm soát cảm xúc, tâm trạng thất thường, cảm thấy cô đơn và dễ mắc bệnh trầm cảm.
  • Cơ thể người bị mất ngủ thường bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, việc sử dụng thực phẩm kém lành mạnh còn khiến người bệnh tăng cân nhanh chóng.
  • Người không ngủ đủ giấc có thể bị chóng mặt, ảo giác, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
Bị mất ngủ khám khoa nào, khi nào cần đi khám? 1
Người bị mất ngủ sẽ thường xuyên ở trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo

Bị mất ngủ khám khoa nào?

Tình trạng mất ngủ ngày càng phổ biến hiện nay khiến không ít người phải đau đầu với câu hỏi bị mất ngủ khám khoa nào? Thực tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhưng chủ yếu xuất phát từ hai loại bệnh chuyên khoa là: Thần kinh và Sức khỏe tâm thần. Hầu hết người bệnh mất ngủ hiện nay thường đến khám với bác sĩ ở chuyên khoa Thần kinh.

Mất ngủ gây ra bởi một bệnh ở hệ thần kinh thông thường sẽ có kèm theo các triệu chứng về thể chất khác như: Đau đầu, đau dây thần kinh, đau lưng... Mất ngủ do rối loạn tâm thần còn kèm theo một số biểu hiện như: Hay cáu gắt, căng thẳng, chán ăn hoặc ăn nhiều hơn... Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng khó nhận biết hơn nhiều nên thường hay bị nhầm lẫn, hiểu lầm.

Có đến 80% trường hợp mất ngủ gây ra bởi các bệnh về rối loạn tâm thần. Do đó, những người bị mất ngủ đã thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh nhưng không có tiến triển nên cân nhắc và lựa chọn đến bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe tâm thần để được tư vấn điều trị.

Bị mất ngủ khám khoa nào, khi nào cần đi khám? 2
Có đến 80% trường hợp mất ngủ gây ra bởi các bệnh về rối loạn tâm thần

Khi nào cần đi khám mất ngủ?

Không chỉ quan tâm bị mất ngủ khám khoa nào, vấn đề khi nào cần đi khám mất ngủ cũng được nhiều người tìm hiểu. Nếu gặp một trong các vấn đề sau đây và chúng khiến bạn khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, công việc trong ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn:

  • Khó đi vào giấc ngủ;
  • Thức dậy trong đêm;
  • Dậy quá sớm;
  • Hay cảm thấy không khỏe sau một giấc ngủ đêm;
  • Mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào cả ban ngày;
  • Dễ kích thích, lo âu hay trầm cảm;
  • Khó tập trung, khó chú tâm vào nhiệm vụ hoặc ghi nhớ;
  • Dễ mắc lỗi hoặc gây tai nạn;
  • Lo lắng nhiều về giấc ngủ.
Bị mất ngủ khám khoa nào, khi nào cần đi khám? 3
Lựa chọn các đơn vị thăm khám uy tín để đảm bảo sức khỏe

Lưu ý khi khám chữa mất ngủ

Khi lựa chọn địa chỉ thăm khám chứng mất ngủ, người bệnh cần lưu ý:

  • Nên lựa chọn địa chỉ, cơ sở y tế khám, chữa bệnh uy tín gần nơi cư trú để dễ dàng đi lại.
  • Người bệnh có thể khám thông thường hoặc khám dịch vụ tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế.
  • Nếu khám ở các bệnh viện tuyến trung ương thì cần tìm hiểu trước về địa điểm, thời gian. Hãy chú ý hãy đi thật sớm để được khám sớm nếu chọn bệnh viện công để tránh chờ đợi mất thời gian.
  • Trường hợp cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh phải tuân thủ đủ liệu trình.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, bổ sung những thực phẩm tốt cho người bị mất ngủ để cải thiện tình trạng này.

Tình trạng mất ngủ kéo dài mà không có biện pháp điều trị hiệu quả sẽ khiến cho thần kinh bị suy nhược và kéo theo nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn biết được mất ngủ khám khoa nào để chủ động trong việc lên lịch thăm khám. Nếu bạn đang bị mất ngủ kéo dài nhưng không thể khắc phục, hãy đến các bệnh viện lớn hoặc những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin