Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh?

Ngày 24/08/2023
Kích thước chữ

Duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định là điều thiết yếu trong quá trình điều trị bệnh của người bị tiểu đường. Điều này không chỉ giúp bạn giữ gìn sức khỏe hàng ngày mà còn có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng, trong đó thường gặp là những biến chứng trên hệ thần kinh.

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là tương đối phổ biến, đặc biệt là khi người bệnh thường xuyên không kiểm soát tốt mức đường huyết. Bệnh có thể có những hậu quả nghiêm trọng như cụt chi, liệt dạ dày, bàng quang thần kinh. Do vậy, người bệnh tiểu đường cần có những lưu ý về biện pháp phòng tránh cũng như làm chậm diễn biến. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết về tình trạng này.

Biến chứng thần kinh ở người bị tiểu đường là gì?

Tổn thương thần kinh là một biến chứng có thể xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài. Khi đường huyết luôn ở nồng độ cao, làm gián đoạn sự dẫn truyền của dây thần kinh đến các bộ phận khác nhau và gây tổn thương dây thần kinh. Tổn thương thần kinh ở người bị tiểu đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ở mức độ khác nhau.

Bệnh thần kinh đái tháo đường ảnh hưởng đến gần một nửa dân số những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, biến chứng có thể ngăn ngừa hoặc làm bệnh chậm tiến triển bằng cách kiểm soát tốt lượng đường huyết.

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh? 2
Khi không kiểm soát tốt đường huyết sẽ có thể dễ mắc biến chứng lên thần kinh

Nguyên nhân gây ra biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường

Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh thần kinh tiểu đường vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số yếu tố có thể góp phần gây ra chứng rối loạn này, bao gồm:

  • Lượng đường trong máu cao gây ra những thay đổi hóa học hoặc sinh ra chất độc hại gây tổn thương dây thần kinh và làm suy yếu khả năng truyền tín hiệu. Từ đó, nó ảnh hưởng đến các hoạt động dẫn truyền thần kinh, gây ra những thay đổi về cảm giác liên quan đến sự tiếp xúc hoặc cảm nhận về nhiệt độ;
  • Mức đường huyết cao cũng có thể làm hỏng các mạch máu nuôi dưỡng mang oxy và chất dinh dưỡng đến dây thần kinh;
  • Ngoài ra, đi kèm với sự tăng đường huyết cao kéo dài, mức chất béo trung tính và cholesterol cao cũng có liên quan, đặc biệt là bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì. Từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh hơn.

Những dấu hiệu để nhận biết biến chứng thần kinh ở người bị tiểu đường

Các triệu chứng tổn thương dây thần kinh ở người bị tiểu đường thường phát triển chậm, vì vậy điều quan trọng là bạn phải nhận thấy sớm có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường với những dấu hiệu có thể được phân loại thành các nhóm tổ chức thần kinh sau đây:

Biến chứng xảy ra trên thần kinh ngoại vi

Biểu hiện của biến chứng thần kinh ngoại biên là nhóm biến chứng thường gặp nhất, bắt đầu xuất hiện từ bàn chân, sau đó có thể lan dần lên cẳng chân hoặc trên cả bàn tay, cẳng tay. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

  • Cảm giác châm chích, nóng rát, nóng lạnh;
  • Tê, giảm nhận biết được cảm giác đau (khi bị vết thương hoạ giẫm đạp vật nhọn mà không hề hay biết);
  • Cảm giác đau hoặc yếu cơ khi bước đi, về đêm mức độ đau buốt tăng lên;
  • Triệu chứng tăng cảm (chạm nhẹ cũng cảm thấy đau rất nhiều);
  • Một số tình trạng nặng như viêm loét, nhiễm trùng bàn chân và có thể gây đau đến trong tận xương khớp.
Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh? 3
Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức, tê hoặc có cảm giác kiến bò

Biến chứng thần kinh khu trú của bệnh tiểu đường

Tổn thương dây thần kinh khu trú ảnh hưởng đến các dây thần kinh đơn lẻ, trong một khu vực, thường gặp nhất ở tay, đầu, thân hoặc chân. Các triệu chứng như sau:

  • Khó tập trung tầm nhìn hoặc nhìn đôi, đau nhức mắt;
  • Liệt một bên mặt (Bệnh liệt Bell);
  • , ngứa ran ở bàn tay hoặc ngón tay;
  • Yếu cơ ở tay, có thể dễ đánh rơi đồ vật;
  • Tức ngực.
Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh? 4
Biến chứng thần kinh gây chóng mặt, giảm tầm nhìn ở người bị tiểu đường

Biến chứng trên hệ thần kinh tự chủ

Tổn thương thần kinh tự động ảnh hưởng đến tim, bàng quang, dạ dày, ruột, cơ quan sinh dục hoặc mắt. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tiểu không tự chủ, không có khả năng làm rỗng bàng quang hoàn toàn;
  • Các vấn đề về tiêu hóa buồn nôn, chán ăn và nôn mửa, tiêu chảy, táo bón;
  • Rối loạn chức năng tình dục như khó cương cứng ở nam giới, khô âm đạo ở phụ nữ;
  • Chóng mặt, ngất xỉu, hạ huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh.
Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh? 4
Tiểu không tự chủ cũng có thể là biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh gần của bệnh tiểu đường

Đây là nhóm biến chứng ảnh hưởng lên các dây thần kinh ở đùi, hông hoặc mông với các triệu chứng có thể không đối xứng giữa 2 bên bao gồm:

  • Đau dữ dội ở vùng đùi và bụng;
  • Khó đứng lên từ tư thế ngồi;
  • Cơ đùi yếu và co rút;
  • Đau thành ngực hoặc thành bụng.

Biến chứng trên thần kinh có ảnh hưởng như thế nào đối với người bị tiểu đường?

Tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng, các triệu chứng bệnh thần kinh tiểu đường từ nhẹ bao gồm đau và tê ở chân, bàn chân và bàn tay, cho đến những vấn đề trên hệ tiêu hóa, đường tiết niệu, mạch máu và tim. Một trong những trường hợp nguy hiểm đó là khi mắc biến chứng thần kinh ở chi dưới, có thể người bệnh không nhận thấy những vết thương hay cảm giác đau.

Tình trạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng, thúc đẩy sự tiến triển của loét bàn chân, ảnh hưởng nặng nề chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nhất là khi người bệnh phải đối mặt với nguy cơ hoại tử, cắt cụt chi gây đau đớn, tàn phế.

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh? 6
Chăm sóc bàn chân cho người bị tiểu đường

Phòng ngừa biến chứng thần kinh do đái tháo đường bằng cách nào?

Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp chữa trị khỏi hoàn toàn biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường, nên sự phòng ngừa vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Sau đây là những điều cần lưu ý đối với việc ngăn ngừa biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị, tái khám định kỳ đúng hẹn là điều quan trọng để có thể theo dõi và đánh giá kịp thời khi xảy ra biến chứng;
  • Thực hiện theo dõi huyết áp, đường huyết theo hướng dẫn tại nhà cũng như những lưu ý như cách nhận biết sớm các dấu hiệu tổn thương thần kinh;
  • Kết hợp với việc ăn uống điều độ, lành mạnh và tập luyện thể chất để duy trì cân nặng thích hợp.

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường được điều trị ra sao?

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường rất khó để có chữa khỏi, phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là dùng các thuốc kiểm soát triệu chứng, phục hồi chức năng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Một số thuốc có thể dùng điều trị triệu chứng ở những người bị biến chứng thần kinh do tiểu đường như:

  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh để giảm đau dây thần kinh;
  • Thuốc chống co thắt hoặc kháng cholinergic giúp kiểm soát các biểu hiện của tiểu không kiểm soát;
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương, kem bôi trơn hay estrogen âm đạo giúp giảm khô và kích ứng âm đạo.

Bài viết trên đây vừa cung cấp một số vài thông tin liên quan đến biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Hy vọng đây những kiến thức bổ ích, giúp người bệnh có được những lưu ý cần thiết về bệnh.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin