Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tình trạng tiểu đường làm mờ mắt được biểu hiện như thế nào?

Ngày 23/08/2023
Kích thước chữ

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe, một trong những biến chứng đáng lo ngại là vấn đề về thị lực. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiểu đường làm mờ mắt được phát hiện và điều trị từ giai đoạn đầu, khả năng phục hồi tương đối cao. Ngược lại, nếu để biến chứng này tiến triển, nguy cơ mất khả năng thị giác là rất lớn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những cơ chế bên trong cơ thể mà bệnh tiểu đường có thể gây ra những vấn đề về mắt, bao gồm tiểu đường làm mờ mắt. Đồng thời, bài viết cũng sẽ đưa ra những biện pháp phòng ngừa và quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe thị giác cho những người bị tiểu đường.

Nguyên nhân mờ mắt ở người bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa phức tạp, trong đó cơ thể không sản xuất insulin, sản xuất không đủ insulin, hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần đường (glucose) để hoạt động. Insulin có nhiệm vụ giúp phân giải và cung cấp đường cho các tế bào khắp cơ thể.

Khi không có đủ insulin để giúp tế bào hấp thụ glucose, đường huyết sẽ tăng lên gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Nồng độ đường cao trong máu có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với toàn bộ cơ thể, trong đó có mắt của bạn.

Mờ mắt thường xuất hiện như dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường. Đường trong máu cao có thể làm cho thủy tinh thể trong mắt bị sưng to, gây biến đổi hình dạng. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị giác. Nếu tình trạng tăng đường huyết kéo dài, nó có thể gây hỏng các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt, làm cho chất lỏng rò rỉ và gây sưng tấy ở mắt.

Biến chứng về mắt ở bệnh nhân tiểu đường thường bao gồm ba loại tổn thương chính: Bệnh võng mạc do đái tháo đường, đục thủy tinh thể do đái tháo đường và các vấn đề khác như lẹo, tăng nhãn áp, viêm bờ mi, khô mắt, liệt cơ vận nhãn.

Tiểu đường làm mờ mắt 1
Đường huyết trong máu cao có thể dẫn đến tình trạng mờ mắt

Tình trạng mờ mắt do tiểu đường biểu hiện như thế nào?

Các dấu hiệu ban đầu của biến chứng tiểu đường làm mờ mắt thường bao gồm:

  • Các đốm đen bất thường xuất hiện trong tầm nhìn của mắt, kèm theo các tia sáng lóe lên.
  • Có thể xuất hiện các lỗ hổng hoặc khu vực mất tầm nhìn đột ngột.

Bệnh võng mạc tiểu đường do các rối loạn võng mạc do tiểu đường bao gồm:

  • Phù hoàng điểm: Điểm vàng bị sưng lên do chất lỏng rò rỉ vào. Điểm này là một phần quan trọng của võng mạc giúp bạn nhìn thấy sắc nét. Các triệu chứng khác của phù hoàng điểm bao gồm tầm nhìn gợn sóng và biến đổi màu sắc.
  • Bệnh võng mạc tăng sinh: Đây là khi mạch máu bị rò rỉ vào trung tâm của mắt biểu hiện là việc thấy nhiều đốm hoặc điểm mờ trôi nổi, hoặc gặp khó khăn trong tầm nhìn ban đêm.

Ngoài ra, mắt mờ cũng có thể là triệu chứng của bệnh tăng áp, gây tổn thương thần kinh thị giác. Nguy cơ mắc bệnh tăng áp ở người mắc tiểu đường cao hơn so với người bình thường với các triệu chứng:

  • Xuất hiện vầng hào quang xung quanh tia sáng.
  • Mắt đỏ.
  • Đau mắt.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

Đục thủy tinh thể là một tình trạng làm thủy tinh thể trong mắt bị mờ đi. Những người mắc tiểu đường thường trải qua sự đục thủy tinh thể này ở độ tuổi trẻ hơn so với người trưởng thành khác với các triệu chứng bao gồm:

  • Màu sắc mờ đi hoặc nhạt dần.
  • Tầm nhìn mờ hoặc bị che khuất.
  • Nhạy cảm với ánh sáng chói hoặc quầng sáng xung quanh đèn.
  • Sử dụng kính mới hoặc thay đổi đơn thuốc nhưng không cải thiện tầm nhìn.
Tiểu đường làm mờ mắt 2
Tầm nhìn mờ có thể là biểu hiện của biến chứng về mắt do tiểu đường

Khi nào cần đến bác sĩ khám và điều trị mờ mắt do tiểu đường?

Vấn đề về tầm nhìn mờ có thể giải quyết một cách nhanh chóng thông qua việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc đội mắt kính. Tuy nhiên, tầm nhìn mờ cũng có thể là một tín hiệu cho thấy sự tồn tại của một vấn đề mắt nghiêm trọng hoặc một bệnh lý tiềm ẩn khác ngoài bệnh tiểu đường.

Trong nhiều trường hợp, điều trị sớm có thể cải thiện hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Ví dụ, nếu mức đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách quản lý nó một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trước khi có thể đề xuất bất kỳ kế hoạch điều trị nào, nguyên nhân gây tầm nhìn mờ cần được xác định một cách chính xác.

Nếu bạn bắt gặp bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào trong thị lực của mình, bao gồm:

  • Sự xuất hiện thường xuyên của đốm đen khi nhìn hoặc các tia sáng lóe lên trong tầm nhìn.
  • Sự mờ mắt đột ngột hoặc kéo dài.
  • Cảm giác như có rèm bị kéo qua tầm nhìn.

Các biểu hiện này có thể là dấu hiệu của biến chứng bong võng mạc, một tình trạng cần sự can thiệp y tế ngay lập tức.

Tiểu đường làm mờ mắt 3
Nên đến khám và điều trị sớm để cải thiện hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh

Những lưu ý khi bị mờ mắt do bệnh tiểu đường

Các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mờ mắt

Mặc dù tiểu đường làm mờ mắt, nhưng cũng cần xem xét những nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này như khô mắt, cận thị, huyết áp thấp có thể gây ra tình trạng mắt mờ bởi sự giảm cung cấp máu đến mắt, tổn thương mắt, viêm hoặc nhiễm trùng mắt

Nếu bạn dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính hoặc thiết bị di động, có thể gây ra tình trạng mắt mờ. Cảm giác mắt mỏi do ánh sáng mờ hoặc chói từ màn hình kỹ thuật số. Nếu bạn không duy trì khoảng cách xem thích hợp, có thể gây ra các vấn đề mắt khác. Các triệu chứng khác của hội chứng mắt mỏi kỹ thuật số bao gồm đau đầu, mắt khô và đau cổ hoặc vai. Thay đổi không gian làm việc và thường xuyên nghỉ ngơi có thể giúp giảm tình trạng này.

Mắt mờ cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn miễn dịch như bệnh đa xơ cứng và bệnh lupus. Việc điều trị thích hợp có thể giảm bớt các triệu chứng như mắt mờ.

Tiểu đường làm mờ mắt 4
Tiếp xúc thời gian dài với màn hình điện thoại, máy tính có thể gây mờ mắt

Lưu ý khi chăm sóc người bệnh tiểu đường mờ mắt

Để đảm bảo việc chăm sóc mắt tốt nhất cho những người bị tiểu đường làm mờ mắt dưới đây là các khuyến nghị:

  • Đối với tiểu đường loại 1: Sau khi được chẩn đoán tiểu đường, nên thực hiện kiểm tra mắt tổng quát trong khoảng thời gian 5 năm đầu.
  • Đối với tiểu đường loại 2: Ngay sau khi được chẩn đoán tiểu đường, nên thực hiện kiểm tra mắt để đánh giá và đặt tiền đề cho việc theo dõi biến chứng về mắt ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Để cải thiện tình trạng mờ mắt do tiểu đường, bệnh nhân nên cố gắng kiểm soát mức đường trong máu để đạt vào khoảng mục tiêu. Mức đường trong máu mục tiêu trước bữa ăn thường nằm trong khoảng 70mg/dL - 130mg/dL và dưới 180 mg/dL trong 1 - 2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn. Điều này giúp hạn chế tác động của tiểu đường lên mắt và giảm nguy cơ biến chứng mắt.

Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã được cung cấp thêm thông tin hữu ích về tình trạng tiểu đường làm mờ mắt. Điều quan trọng là thăm khám bác sĩ để nhận lời khuyên từ các chuyên gia y tế và điều trị kịp thời để giảm nguy cơ tiềm ẩn. Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh bằng việc duy trì chế độ ăn uống cân đối và thực hiện thể dục đều đặn với cường độ phù hợp là quan trọng để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng khác của bệnh tiểu đường, không chỉ giúp cải thiện tình trạng mờ mắt mà còn giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin