Bùng phát dịch thủy đậu tại nhiều nơi trên cả nước
Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu là căn bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đây được xem là căn bệnh khá lành tính, chúng có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Vậy bệnh thủy đậu là gì? Cần làm gì để phòng tránh bùng phát dịch thủy đậu?
Thủy đậu là căn bệnh do virus gây ra. Chúng có thể lây lan nhanh chóng, trở thành dịch thủy đậu nếu chúng ta không có biện pháp phòng ngừa đúng cách. Cùng tìm hiểu các thông tin sau để hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu là gì, cũng như cách xử lý khi phát hiện bản thân mắc bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu tăng cao trong thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6. Đây là căn bệnh xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, đa số các trường hợp đều lành tính, sẽ phục hồi sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nặng, nhất là nhóm đối tượng đặc biệt có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền (tiểu đường, suy thận, tim mạch,...).
Đối tượng phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi khoảng 20%, trong số thống kê này, có khoảng 40% ca sẽ tử vong. Nếu mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu ở tuần 13 đến 20 của thai kỳ sẽ dễ dẫn đến tình trạng thai chết lưu hoặc dị dạng thai. Nếu mắc bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ, trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ tử vong cao đến 30%, và 15% sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý zona thần kinh trong vòng 4 năm đầu đời.
Bệnh thủy đậu xảy ra ở người cao tuổi, người lớn có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thượng thận,... sẽ dễ gặp các biến chứng như viêm họng, bội nhiễm da, mô mềm, viêm phổi, viêm phế quản,... từ đó làm bệnh thủy đậu nặng nề hơn. Nếu bệnh thủy đậu xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trong trường học, bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch cao. Thời gian để bệnh khỏi có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày, trẻ sẽ phải nghỉ học để cách ly theo dõi và điều trị bệnh.
Mặc dù bệnh thủy đậu đã được điều trị, virus Varicella Zoster vẫn còn tồn tại trong các tế bào thần kinh và nhiều năm sau vẫn có khả năng gây bệnh lý Zona thần kinh. Đây là căn bệnh khiến người mắc phải cảm thấy căng, bỏng rát, đau nhức. Khi phát bệnh zona, virus có thể lây từ người bệnh sang người khác và làm người này phát bệnh thủy đậu. Thậm chí, sau khi bệnh zona ra khỏi một thời gian, một số trường hợp, người bệnh vẫn phải chịu cơn đau đầu thần kinh sau zona kéo dài dai dẳng vài năm.
Bùng phát dịch thủy đậu tại nhiều nơi trên cả nước
Gần đây, tại một số nơi xuất hiện dịch thủy đậu như Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội, Đắk Lắk. Đáng lo ngại hơn, dịch bệnh thủy đậu chủ yếu xuất hiện tại các trường học. Điều này khiến cho nhiều trẻ em phải nghỉ học. Bên cạnh đó, người cao tuổi, người lớn phải nhập viện do các biến chứng nặng của bệnh thủy đậu. Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, căn bệnh này có thể tiếp tục sẽ bùng phát nếu như chúng ta không có các biện pháp chủ động để phòng ngừa.
Theo kết quả khảo sát của trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tại Hà Nội, trong 3 tháng đầu của năm 2024 đã ghi nhận khoảng 200 ca mắc thủy đậu. Tính đến ngày 17 tháng 03 năm 2024, tại tỉnh Yên Bái đã ghi nhận 69 trường hợp mắc thủy đậu, trong đó có một ca tử vong với tình trạng thủy đậu kèm theo viêm phổi nặng và viêm gan cấp.
Theo CDC đánh giá, thời điểm giao mùa đông xuân, các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sởi, thủy đậu,... có nhiều cơ hội để bùng phát nếu chúng ta không có biện pháp chủ động phòng ngừa.
Cần làm gì khi phát hiện bản thân bệnh thủy đậu?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi phát hiện bản thân mắc bệnh thủy đậu, người bệnh nên:
Cách ly ở một không gian thoáng;
Hạn chế đến những nơi đông người;
Tránh tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình đến khi bệnh đã khỏi hoàn toàn;
Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp;
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng;
Vệ sinh cá nhân, tắm với nước ấm cùng với các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để tránh tình trạng nhiễm trùng và hạn chế sự lây lan của mụn nước.
Các đồ dùng cá nhân như gối, chăn ga, khăn mặt, quần áo sau khi đã giặt với xà phòng nên khử khuẩn với nước sôi hoặc ngâm vào dung dịch cloramin B đã được pha loãng với nước.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh thủy đậu
Khi mắc phải thủy đậu, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau qua từng giai đoạn bệnh như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này thường kéo dài 10 đến 20 ngày. Lúc này, người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng nào.
Giai đoạn phát bệnh
Các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở giai đoạn này bao gồm nhức đầu, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi. Trên cơ thể sẽ phát ban với đường kính khoảng vài milimet trong 24 đến 48 giờ đầu. Một số đối tượng sẽ bị nổi hạch phía sau tai, kèm theo viêm họng.
Giai đoạn toàn phát
Bệnh nhân sẽ sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau cơ, đau đầu. Các nốt ban có nốt phỏng nước khoảng 1 đến 3 mm, gây cảm giác khó chịu, rát, ngứa cho người bệnh. Các nốt này có thể xuất hiện toàn thân. Nếu nhiễm trùng, các mụn nước sẽ đục, chứa mủ bên trong và có kích thước lớn hơn bình thường.
Giai đoạn phục hồi
Bệnh nhân sẽ phục hồi sau 7 đến 10 ngày phát bệnh. Mụn nước tự vỡ, khô lại, bong vảy. Đây là giai đoạn cần vệ sinh các nốt mụn cẩn thận, tránh tình trạng nhiễm trùng. Có thể sử dụng các loại thuốc trị thâm, sẹo để tránh tình trạng sẹo lõm thủy đậu.
Tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu
Trong tình trạng dịch thủy đậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, mỗi chúng ta nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc xin để tránh nguy cơ nhiễm bệnh, đồng thời phòng ngừa các biến chứng xảy ra khi mắc bệnh. Theo nghiên cứu, 2 mũi tiêm vắc xin thủy đậu có khả năng phòng ngừa từ 88 đến 98% nguy cơ nhiễm bệnh. Tại Việt Nam, hiện nay có 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu là:
Vắc xin Varicella (Hàn Quốc) cũng dành cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
Vắc xin ngừa thủy đậu bao gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và loại vắc xin được tiêm. Đối tượng phụ nữ mang thai cần tiêm ngừa trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để vắc xin phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về dịch thủy đậu. Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn sẽ biết cách xử lý khi bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh thủy đậu. Điều quan trọng hơn hết là nên phòng ngừa bệnh bằng cách thực hiện tiêm vắc xin và xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.