Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các dạng viêm cơ chân phổ biến bạn nên biết

Ngày 21/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh viêm cơ chân là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Vì chân là bộ phận phức tạp, có nhiều bộ phận liên quan nên các dạng viêm cơ chân cũng rất đa dạng, chia làm nhiều loại và mỗi loại có các đặc điểm khác nhau.

Viêm cơ chân có thể xảy ra ở gót chân, đầu gối, mu bàn chân,… Bệnh cần được sớm phát hiện để điều trị, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lan rộng gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Để biết thêm về các dạng cụ thể của bệnh viêm cơ chân, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.

Viêm cơ bắp chân

Một trong những bệnh viêm cơ chân phổ biến nhất, đó là viêm cơ bắp chân. Tình trạng cơ bắp chân còn gọi là viêm cơ cẳng chân, là bệnh lý xảy ra ờ vùng bắp chân nằm sau cẳng chân. Triệu chứng phổ biến của bệnh là đau cơ bắp chân, sưng tấy hoặc nóng đỏ hơn thông thường. Viêm cơ chân ở bắp chân có thể do đi bộ, chạy bộ hoặc tập thể thao quá sức gây nên. Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm cơ chân ở bắp chân nào cũng đơn giản, bệnh có thể diễn biến phức tạp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đối tượng dễ bị viêm cơ bắp chân là người thường xuyên tập thể dục, môi trường làm việc nặng nhọc, đi lại nhiều, tần suất vận động dày đặc,… khiến cơ bắp chân dễ bị tổn thương và vi khuẩn tấn công gây viêm. Nguyên nhân dẫn đến viêm cơ chân bắp chân bao gồm suy tĩnh mạch mạn, thoái hóa mạn tính, bệnh động mạch hoặc chấn thương, làm việc quá sức.

Các dạng viêm cơ chân phổ biến 1
Viêm cơ chân xảy ra ở bắp chân gây đau nhức, đi lại khó khăn, dễ té ngã

Cách chữa viêm cơ chân xảy ra ở cơ bắp chân như thế nào? Chứng viêm cơ bắp chân có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, thường dùng nhất là:

  • Đấm bóp, massage: Phương pháp massage hỗ trợ tăng lưu thông máu đến vùng bị viêm, có thể kết hợp với dầu nóng để tăng hiệu quả và giảm đau nhức bắp chân, hỗ trợ khả năng đi lại.
  • Chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày có tác dụng giảm viêm, tăng phục hồi chức năng cơ bắp chân khi đang điều trị viêm cơ chân. Bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa, chất xơ, protein,…, hạn chế dầu mỡ, đường tinh luyện.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Khi bị viêm cơ chân, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động chân đang bị viêm cơ, tạo điều kiện cho cơ chân phục hồi hiệu quả hơn.

Viêm cơ đầu gối – Trường hợp viêm cơ chân thường gặp

Tình trạng viêm cơ chân có thể xảy ra ở nhiều bộ phận, trong đó có đầu gối. Viêm cơ chân ở đầu gối có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại, vận động của bệnh nhân, cần được chữa trị sớm để tránh viêm nhiễm lây lan, gây biến chứng viêm khớp gối. Bệnh nhân bị viêm cơ chân đầu gối cần được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị.

Xét về nguyên nhân gây viêm cơ chân đầu gối, các bác sĩ cho biết, có rất nhiều tác động đến vùng đầu gối dẫn đến viêm cơ chân. Những yếu tố tăng nguy cơ viêm cơ chân bao gồm tuổi tác, tính chất công việc nặng nhọc, đòi hỏi vận động khớp gối nhiều và liên tục, tình trạng bệnh lý trước đó như béo phì, bệnh Gout, thoái hóa khớp gối,… cũng khiến nguy cơ viêm cơ chân đầu gối tăng.

Triệu chứng viêm cơ chân đầu gối khá dễ nhầm lẫn với các bệnh khác liên quan đến xương khớp nên cần cẩn trọng khi phân biệt. Các triệu chứng phổ biến của viêm cơ chân đầu gối gồm có:

  • Đau nhức đầu gối, có biểu hiện sưng tấy và đỏ ngoài da, khớp nóng.
  • Cứng khớp, tê mỏi đầu gối, giảm cảm giác ở đầu gối.
  • Khó khăn khi vận động, đi lại, đặc biệt là khi leo cầu thang, đi bộ, duỗi thẳng chân,…
  • Viêm cơ chân đầu gối nặng có thể dẫn đến sốt cao, sưng tím vùng đầu gối.
Các dạng viêm cơ chân phổ biến 2
Viêm cơ đầu gối có thể gây mệt mỏi, sốt cao, nóng đỏ khớp,...

Viêm cơ gan bàn chân

Nói đến viêm cơ chân phổ biến không thể nào bỏ qua viêm cơ gan bàn chân. Theo khảo sát, trong tổng số các ca bị viêm cơ chân, có đến hơn 30% bị viêm cơ gan bàn chân. Vùng gan bàn chân nằm dưới cùng của bàn chân, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nên nguy cơ bị viêm nhiễm cũng cao hơn các vùng khác.

Người có nguy cơ cao bị viêm cơ chân gan bàn chân là đối tượng vận động nhiều, thường xuyên như vận động viên, người lao động nặng, nam giới,… Người thường xuyên đi chân trần cũng dễ bị viêm cơ gan bàn chân hơn thông thường.

Khi bị viêm cơ chân gan bàn chân, người bệnh có các biểu hiện điển hình như đau nhức, khó vận động, không đi lại được, tê mỏi bàn chân, cơn đau có thể lan lên đến bắp chân, co cứng cơ, sưng tấy, nóng đỏ, có thể bị phù nhẹ.

Viêm cơ gót chân

Dạng viêm cơ chân phổ biến cuối cùng là viêm cơ gót chân. Gót chân là bộ phận chịu áp lực khá lớn của cơ thể nên dễ tổn thương và kéo dài dẫn đến viêm cơ chân. Tình trạng này duy trì không điều trị có thể dẫn đến các cơn đau mạn tính, rách gân, dây chằng,… ở chân.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm cơ chân gót chân bao gồm:

  • Vận động nhiều, tần suất đi lại, chạy nhảy cao khiến cơ gót chân chấn thương và gây viêm. Điều này thường thấy ở các vận động viên hoặc người lao động trong môi trường đặc thù.
  • Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ bị viêm cơ chân gót chân vì trọng lượng cơ thể cao khiến gót chân chịu nhiều áp lực hơn.
  • Người có bệnh lý về xương khớp, yếu cơ, khớp cổ chân lỏng,… cũng có khả năng bị viêm cơ chân cao hơn người bình thường.
Các dạng viêm cơ chân phổ biến 3
Viêm cơ chân ở vị trí nào cũng cần thăm khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng

Cơ gót chân rất quan trọng, tác động đến gần như toàn bộ khả năng đi lại của bàn chân nên khi phát hiện bị viêm cơ chân gót chân, người bệnh cần lập tức đi khám và điều trị theo nguyên tắc giảm triệu chứng, tăng cường phục hồi cơ bị viêm và ngăn ngừa biến chứng như rách, yếu cơ,… Các cách cụ thể để chữa trị viêm cơ chân ở gót chân gồm có chăm sóc tại nhà, dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Với mỗi mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và phục hồi thích hợp.

Trên đây là tất tần tật các dạng phổ biến nhất của bệnh viêm cơ chân, hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc. Trong quá trình chữa viêm cơ chân, dù bị viêm ở bất cứ vị trí cơ nào, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày, nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động mạnh, ăn uống đủ chất, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, xoa bóp, massage cơ bị viêm thường xuyên,…

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm cơ chân ở trẻ em

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm