Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các chất dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là lý do vì sao bạn cần biết cách đọc bảng dinh dưỡng trên bao bì trước khi lựa chọn bất cứ loại thực phẩm nào. Nếu vẫn chưa biết cách kiểm tra thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, bài viết này của Nhà thuốc Long Châu chính là dành cho bạn!
Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bạn phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần. Trong khi đó, nhiều bà nội trợ lại rất ưa chuộng những loại đồ ăn đóng hộp vì sự tiện lợi và hương vị thơm ngon. Lúc này, việc biết cách đọc bảng dinh dưỡng thực phẩm trên bao bì sản phẩm là điều rất cần thiết. Nó giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ cho bản thân và gia đình. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Theo quy định chung, bảng dinh dưỡng thực phẩm là điều tối thiểu cần có ở tất cả các loại thực phẩm đóng gói. Chi tiết này được dán sẵn trên bao bì để người dùng dễ dàng theo dõi.
Theo đó, dựa vào bảng dinh dưỡng thực phẩm mà người tiêu dùng có thể nắm được lượng calo, chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn. Cụ thể, hàm lượng chất dinh dưỡng chi tiết là chất béo, chất đạm, tinh bột, đường, chất xơ, natri, vitamin và các khoáng chất,...
Do đó, tùy thuộc vào thể trạng, nhu cầu và mục đích ăn uống của mỗi người mà bạn có thể đưa ra quyết định mua sản phẩm phù hợp nhất. Điều này lại càng quan trọng đối với những người mắc các bệnh mãn tính như: Tăng huyết áp, tiểu đường,... cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng kiêng khem nghiêm ngặt. Từ đó, giảm thiểu được các nguy cơ tiềm tàng gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Dựa trên những chỉ số dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm, bạn có thể dễ dàng xác định được:
Khẩu phần ăn là thông tin cơ bản nhất được đề cập trong bảng dinh dưỡng thực phẩm trên bao bì. Nếu thực phẩm trong hộp được chia thành nhiều gói nhỏ, nhà sản xuất sẽ ghi rõ cả 2 thông tin về khẩu phần chuẩn và số khẩu phần trong mỗi gói thực phẩm. Hơn nữa, chỉ số này thường được quy ước bởi một đơn vị thống nhất là: Gram, mililit, miếng,...
Theo đó, khẩu phần được hiểu là tiêu chuẩn ăn của một người trong ngày. Đây là hàm lượng thực phẩm trung bình, có thể đáp ứng nhu cầu về chất dinh dưỡng và năng lượng đầy đủ cho cơ thể. Khẩu phần ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng calo và các thành phần dinh dưỡng mà người dùng dung nạp vào cơ thể. Vì vậy, nếu có nhu cầu tăng cân hoặc giảm cân, bạn cần chú ý đến khẩu phần ăn để tránh tiêu thụ hàm lượng calo quá lớn.
Thông tin về calo cho biết người dùng đã nạp bao nhiêu năng lượng từ thức ăn. Theo quy chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, thông tin về calo cần được in ở dạng chữ lớn và bôi đậm vì đây là một trong những thông tin quan trọng hàng đầu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng, calo trên nhãn thực phẩm được chia thành 2 giá trị là: Calo nói chung và calo có nguồn gốc từ chất béo. Nếu hàm lượng calo của thực phẩm thấp hơn 40 calo, đây được coi là mức thấp. Trong khi đó, 100 calo là mức trung bình còn 400 calo được đánh giá là mức calo cao. Như vậy, lạm dụng các loại thực phẩm chứa quá nhiều calo có thể làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
Nếu muốn tìm kiếm thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm, bạn hãy nhìn vào phần số và chữ màu xanh. Các chất được thể hiện thường là: Chất xơ, vitamin A, vitamin C, canxi và sắt.
Việc lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng dưỡng chất càng cao thì càng tốt cho sức khỏe của con người. Hơn nữa, nó có thể nâng cao hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh. Chẳng hạn, nếu được bổ sung đầy đủ canxi, cơ thể sẽ hạn chế được căn bệnh loãng xương. Trong khi đó, ăn nhiều chất xơ sẽ thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.
Các chất cần hạn chế sẽ được thể hiện trong khung màu vàng. Các chất này bao gồm: Chất béo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, natri,... Đây là những chất có thể gây hại cho cơ thể, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý về tim mạch, ung thư, cao huyết áp,...
Phần trăm giá trị dinh dưỡng sẽ được thể hiện ở phần dưới cùng của bảng dinh dưỡng thực phẩm. Thông tin này cho biết mỗi khi dùng khẩu phần chuẩn, loại thực phẩm này sẽ cung cấp bao nhiêu phần trăm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bạn có thể dễ dàng nhận biết loại thực phẩm nào được xem là có hàm lượng dinh dưỡng ở mức thấp, thấp hơn 5%. Ngược lại, thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng sẽ có định mức từ 20% trở lên.
Dựa trên chế độ ăn uống trung bình là 2.000 calo mỗi ngày, bạn có thể tính toán được giá trị dinh dưỡng mà bạn cần nạp vào cơ thể. Nếu cảm thấy bạn đang ăn quá ít hoặc quá nhiều so với số calo này, bạn cần điều chỉnh tỷ lệ phần trăm giá trị dinh dưỡng hằng ngày sao cho phù hợp hơn.
Cơ thể con người muốn hoạt động được bình thường thì cần phải được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Gợi ý về hàm lượng chất dinh dưỡng mà bạn nên tiêu thụ hàng ngày đó là:
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến cách đọc bảng dinh dưỡng thực phẩm trên bao bì. Hãy chia sẻ những kiến thức này đến những người xung quanh để chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhé! Đừng quên nhấn theo dõi Nhà thuốc Long Châu để không bỏ lỡ những bài viết về chủ đề sức khỏe tiếp theo.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.