Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đang băn khoăn vì chưa biết cách sơ cứu bỏng hóa chất an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất? Nếu vậy hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi để biết thêm thông tin hữu ích về cách sơ cứu bỏng hóa chất nhé!
Bỏng hóa chất có thể gây ra các tổn thương bỏng nặng và làm cho nạn nhân vô cùng đau đớn. Nếu không được xử lý kịp thời, vết bỏng hóa chất có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác cho người bị bỏng. Vậy cách sơ cứu bỏng hóa chất chuẩn nhất là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Bỏng hóa chất xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc với một chất kích thích như axit hoặc bazơ. Chúng có thể gây ra các phản ứng trên da hoặc trong cơ thể làm tổn thương cơ quan nội tạng nếu bạn nuốt hóa chất vào người.
Dựa vào mức độ tổn thương và độ sâu của vết bỏng, các bác sĩ phân vết bỏng hóa chất thành 3 loại:
Bỏng cấp độ 1, còn gọi là bỏng bề mặt, bỏng nông là tình trạng tổn thương lớp da trên cùng – lớp biểu bì
Bỏng cấp độ 2, còn gọi là bỏng dày cục bộ là tình trạng tổn thương ở lớp da thứ 2 – lớp hạ bì
Bỏng cấp độ 3 là bỏng dày toàn bộ đây là tình trạng tổn thương ở lớp da thứ 3 – lớp mô dưới da.
Tùy vào tình trạng tổn thương mà các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp khác để điều trị.
Sốc do bị bỏng là trạng thái phản ứng toàn thân của cơ thể khi bị bỏng với mức độ tổn thương mô lớn. Từ đó gây ra tình trạng rối loạn bệnh lý như rối loạn hô hấp, suy sụp tuần hoàn.. Để phòng tránh sốc bỏng, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:
Khi gặp nạn nhân bị bỏng hóa chất bạn cần làm ngay các bước sơ sau nhằm giúp giảm thiểu đau đớn và hạn chế tối đa tổn thương cho nạn nhân:
Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân thoát khỏi các tác nhân gây bỏng
Bước 2: Lập tức cởi bỏ quần áo, giày dép hoặc đồ trang sức có tiếp xúc với hóa chất
Bước 3: Rửa sạch các vùng da bị bỏng dưới nước vòi nước lạnh ít nhất 10 – 20 phút. Đối với hóa chất khô, dạng bột bạn cần lau sạch hóa chất trước khi rửa da dưới vòi nước nhằm ngăn ngừa ung thư da. Lưu ý trong khi rửa cần mang găng tay hoặc dùng vật dụng thích hợp khi thực hiện. Nếu hóa chất tiếp xúc với mắt, hãy để bệnh nhân rửa mắt liên tục trong ít nhất 20 phút trước khi đến bệnh viện.
Bước 4: Băng vết bỏng do hóa chất bằng vải sạch hoặc gạc vô trùng. Lưu ý chỉ cần quấn nhẹ, không siết chặt để tránh gây tổn thương thêm cho bệnh nhân.
Bước 5: Chú ý bù nước và điện giải cho nạn nhân sau khi bị bỏng vì lúc này cơ thể bệnh nhân đang thiếu nước trầm trọng
Bước 6: Nếu vết bỏng nhẹ và không sâu, bạn không cần thiết đến các cơ sở y tế. Lúc này bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn tại nhà để điều trị.
Nếu vết bỏng nặng sau khi sơ cứu bỏng hóa chất cần chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất:
Viết bỏng nặng được căn cứ như sau:
Lưu ý, sau khi thực hiện các bước sơ cứu bỏng hóa chất tại nhà, khi đưa nạn nhân đi cấp cứu ban nên nhớ mang theo nhãn/vỏ bình hóa chất gây bỏng. Điều này nhằm giúp bác sĩ nhanh chóng nhận biết nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Cách sơ cứu bỏng hóa chất chuẩn nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn thực hiện được các bước sơ cứu cho những người xung quanh trong trường hợp cần thiết.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.