Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Cân nặng trẻ 5 tuổi theo WHO bao nhiêu là chuẩn?

Ngày 19/12/2023
Kích thước chữ

Cân nặng trẻ 5 tuổi bao nhiêu thì được xem là chuẩn? Ba mẹ phải làm gì khi con bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì? Cùng tìm hiểu ngay với Nhà thuốc Long Châu nhé!

Cân nặng là một trong những chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ trong những năm đầu đời. Vậy cân nặng trẻ 5 tuổi theo WHO bao nhiêu là chuẩn? Và nếu cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, ba mẹ nên can thiệp như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp nhé!

Cân nặng của trẻ đạt chuẩn thì trẻ mới phát triển khỏe mạnh.

Cân nặng trẻ 5 tuổi theo tiêu chuẩn của WHO

Trong những năm đầu đời, cân nặng cùng với chiều cao là 2 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ. Cân nặng trẻ 5 tuổi đạt chuẩn theo WHO được quy định như sau:

  • Đối với bé trai: Bé trai 5 tuổi có cân nặng đạt chuẩn là từ 16 - 21kg. Nếu cân nặng của trẻ lớn hơn 24,2kg được xem là béo phì và thấp hơn 14,1kg được xem là suy dinh dưỡng.
  • Đối với bé gái: Bé gái 5 tuổi có cân nặng đạt chuẩn là từ 15,8 - 21,2kg. Nếu cân nặng của bé lớn hơn 24,9kg được xem là béo phì, còn thấp hơn 13,7kg được xem là suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể dựa vào chỉ số BMI (Body mass index) để biết trẻ đang phát triển tốt, suy dinh dưỡng, hay béo phì. Công thức tính cụ thể như sau:

BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg)/(Chiều cao (m) x Chiều cao (m))

  • BMI từ 18.5 - 25: Cơ thể bình thường;
  • BMI dưới 18.5: Suy dinh dưỡng;
  • BMI trên 25: Béo phì.
cân nặng trẻ 5 tuổi theo WHO bao nhiêu là chuẩn 1
Dựa và chỉ số BMI để đánh giá tình trạng sức khỏe và cân nặng trẻ 5 tuổi

Một số vấn đề thường gặp ở trẻ 5 tuổi

Trong những năm đầu đời, chiều cao cân nặng của trẻ phát triển rất nhanh chóng. Do đó, việc theo dõi cân nặng của trẻ trong những năm đầu đời là rất quan trọng. Qua đó, ba mẹ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của con cũng như phát hiện các dấu hiệu bất thường như suy dinh dưỡng, béo phì, còi xương,... để khắc phục.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cân nặng của trẻ thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn. Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể do trẻ biếng ăn kéo dài, cơ thể kém hấp thu hoặc chế độ ăn không đủ, thiếu các chất cần thiết.

Bên cạnh đó, việc thiếu một số chất quan trọng còn dẫn đến một số vấn đề khác như:

  • Thiếu vitamin D, canxi: Trẻ bị còi xương, yếu xương.
  • Thiếu vitamin A: Thị lực kém, khô mắt, dễ mắc các bệnh về tật khúc xạ.
  • Thiếu kẽm: Trẻ chán ăn, vết thương chậm lành.
  • Thiếu iod: Giảm sản xuất hormone tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ thể.

Để cải thiện tình trạng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn của bé nên chứa đầy đủ các nhóm chất quan trọng như chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, ba mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi để phòng tránh bệnh loãng xương ở trẻ.
  • Cho trẻ sử dụng các sản phẩm giúp ăn ngon, tăng cảm giác thèm ăn: Với trẻ biếng ăn, ba mẹ có thể bổ sung cho bé các sản phẩm giúp ăn ngon có chứa các thành phần như lysine, vitamin,...
  • Chia nhỏ bữa ăn: Ba mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn với lượng phù hợp. Việc này sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn.
cân nặng trẻ 5 tuổi theo WHO bao nhiêu là chuẩn 2
Khẩu phần ăn của bé nên chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng

Béo phì

Béo phì là tình trạng cân nặng cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn. Trẻ béo phì có thể tiềm tàng nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vì vậy, ba mẹ nên can thiệp càng sớm càng tốt.

Ba mẹ có thể giúp trẻ giảm cân bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tìm kiếm một số thực đơn dinh dưỡng an toàn và hiệu quả cho trẻ béo phì, kết hợp với việc tăng cường vận động. Sự kết hợp này sẽ giúp trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần.

Các biện pháp giúp cân nặng trẻ 5 tuổi đạt chuẩn

Ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện:

Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Cung cấp dinh dưỡng quá nhiều hay quá ít đều không nên. Khẩu phần ăn của trẻ nên chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, canxi, vitamin A, kẽm,... Ba mẹ có thể tham khảo bài viết "Thiếu vitamin D nên ăn gì?" để lựa chọn những thực phẩm hữu ích cho con.

Bên cạnh đó, ba mẹ cúng có thể cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm bổ sung để hỗ trợ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên

Tăng cường vận động là một trong những biện pháp giúp trẻ phát triển cơ bắp, chiều cao và tăng cường trao đổi chất. Ba mẹ có thể giúp trẻ tập luyện một số môn thể thao như bơi lội, đu xà, bóng rổ, chạy bộ, đạp xe,...

cân nặng trẻ 5 tuổi theo WHO bao nhiêu là chuẩn 3
Tăng cường vận động giúp trẻ phát triển cơ bắp, chiều cao và tăng khả năng trao đổi chất

Bên cạnh đó, tăng cường vận động còn tạo điều kiện cho trẻ học hỏi, khám phá nhiều điều mới, phát triển kỹ năng, năng khiếu thể thao.

Một số vấn đề cần lưu ý dành cho ba mẹ

Đối với trẻ lười ăn, ba mẹ không nên ép trẻ ăn khẩu phần ăn quá nhiều. Điều này sẽ chỉ khiến trẻ sinh ra cảm giác sợ ăn, lười ăn. Thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa và bổ sung thực phẩm chức năng giúp trẻ ăn ngon.

Với trẻ béo phì, ba mẹ không giảm khẩu phần ăn một cách bất hợp lý mà vẫn phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của con.

Tóm lại, để đảm cân nặng trẻ 5 tuổi đạt chuẩn, ba mẹ nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học kết hợp với tăng cường vận động thể dục thể thao. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình đồng hành cùng sự phát triển của con, đồng thời hiểu hơn về chủ đề cân nặng trẻ 5 tuổi.

Xem thêm: Chiều cao cân nặng của trẻ 6 tuổi theo chuẩn của WHO

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin