Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đột quỵ là một trong những bệnh lý nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ mà chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng vì thế mà bị giảm sút. Đa số các trường hợp đột quỵ đều nằm trong lứa tuổi sau trung niên mà ít người biết đột quỵ cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em là gì?
Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao và phòng ngừa đột quỵ ở trẻ nhỏ như thế nào? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn lý giải điều đó.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, sau bệnh lý tim mạch và ung thư thì đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm ghi nhận thêm 200000 ca mắc mới đột quỵ trong khi số người tử vong do đột quỵ tăng 11000 người.
Riêng tỷ lệ mắc đột quỵ của giới trẻ chiếm từ 10 - 15% và tỷ lệ này vẫn đang có xu hướng tăng qua từng năm. Các thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc đột quỵ ở người trẻ tăng thêm 2% mỗi năm và tỷ lệ nam giới mắc đột quỵ cao gấp 4 lần nữ giới.
Với những con số thống kê nêu trên, có thể thấy rằng hiện nay đột quỵ đang trẻ hoá báo động. Đây đã không còn chỉ là bệnh của người lớn tuổi mà trẻ em hay người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc đột quỵ.
Trẻ em là đối tượng chưa tự ý thức được các triệu chứng cũng như chưa biết cách gọi tên chúng một cách chính xác và rõ ràng. Thêm vào đó, những triệu chứng đột quỵ lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì thế, việc chẩn đoán đột quỵ ở trẻ em còn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trên thực tế, thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ được tính bằng giây, bằng phút. Do sự thiếu hiểu biết về bệnh mà nhiều trẻ đến nhập viện muộn, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Đột quỵ là tình trạng một vùng não bị tổn thương gây ra bởi sự gián đoạn lưu lượng máu đến não. Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân khiến trẻ em bị đột quỵ là gì?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự gián đoạn lưu lượng máu đến não có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ em bị đột quỵ, bạn đọc có thể tham khảo:
Theo các chuyên gia, các bất thường mạch máu não như vỡ hoặc dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ não ở trẻ em. Phần lớn các trường hợp trẻ có dạng mạch máu não là do bẩm sinh, hay nói một cách đơn giản là dị dạng mạch máu này đã có kể từ khi sinh ra.
Trên thực tế, dị dạng mạch máu não ở trẻ có thể không gây ra triệu chứng cho đến khi mạch máu não bị vỡ dẫn đến tình trạng xuất huyết mạch máu não và xuất huyết mạch máu não mới chính là nguyên nhân gây đột quỵ.
Một số trường hợp dị dạng mạch máu não có thể được cảnh báo bởi các cơn thiếu máu não thoáng qua đồng thời đây cũng chính là tín hiệu về một cơn đột quỵ sắp tới.
Do đó, nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu của cơn thiếu máu thoáng qua như chóng mặt, khó nói, nhìn mờ, yếu hoặc liệt một bên cơ thể, méo một bên mặt… cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám sớm dù cho các dấu hiệu này chỉ kéo dài trong một vài phút.
Đột quỵ được chia thành 2 loại bao gồm đột quỵ do xuất huyết não và đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Theo thống kê, trong tất cả các nguyên nhân gây ra các ca bệnh đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não ở trẻ thì các ca bệnh tim bẩm sinh chiếm 30%. Lúc này, cục máu đông đã hình thành trong tim gây tắc mạch, làm giảm thậm chí là ngăn nguồn cung cấp máu nuôi não, hậu quả là dẫn đến đột quỵ.
Đối tượng được đánh giá có nguy cơ cao mắc đột quỵ não là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn chờ phẫu thuật tim bẩm sinh, thậm chí trẻ đã từng được phẫu thuật tim bẩm sinh, được điều trị bằng thuốc chống đông vẫn có nguy cơ đối diện với các cơn đột quỵ.
Ngoài hai nguyên nhân trên, nguy cơ mắc đột quỵ ở trẻ em có thể tăng do trẻ có một trong các yếu tố sau đây:
Tương tự như người lớn, khi bị đột quỵ, trẻ có thể có các dấu hiệu sau đây:
Thực tế cho thấy, khi được hỏi, nhiều cha mẹ không nghĩ là trẻ bị đột quỵ mà họ chỉ nghĩ đơn giản là trẻ bị cảm, bị trúng gió hoặc lầm tưởng sang các bệnh lý về tiêu hoá hoặc bệnh động kinh,…
Khác với nguyên nhân gây đột quỵ ở người lớn (chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu lành mạnh gây ra các bệnh lý nền) thì đột quỵ ở trẻ em thường khó phòng ngừa hơn bởi các rủi ro không thể kiểm soát.
Khuyến cáo chung trong việc dự phòng đột quỵ ở trẻ em là phát hiện sớm các bệnh lý liên quan chẳng hạn như dị dạng mạch máu, tim bẩm sinh,… để có hướng can thiệp sớm, trước khi các bệnh lý này gây ra tình trạng đột quỵ.
Ngoài ra, ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, môn… cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán sớm tình trạng bệnh (nếu có). Khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc. Việc tự ý cho trẻ sử dụng thuốc có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng không mong muốn, thậm chí là có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Để tầm soát dự phòng đột quỵ ở trẻ em, chụp cộng hưởng từ mạch máu não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não có tiêm thuốc là hai phương pháp thường được áp dụng phổ biến nhằm khảo sát mạch máu não.
Trong trường hợp phát hiện sớm bất thường mạch máu não, cụ thể là dị dạng mạch máu não, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nút mạch chủ động trước khi mạch dị dạng bị vỡ ra. Điều này có ý nghĩa rất lớn, giúp mang lại hiệu quả điều trị các bệnh lý liên quan từ đó giảm tỷ lệ mắc đột quỵ ở trẻ em.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề đột quỵ ở trẻ em mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích về chủ đề này từ đó chăm sóc trẻ tốt hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...