Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Chỉ số tiểu đường sau sinh và những thông tin quan trọng nhất

Ngày 21/04/2024
Kích thước chữ

Các chỉ số tiểu đường sau sinh là những tiêu chuẩn vàng dùng để đánh giá bệnh lý đái tháo đường ở sản phụ. Vậy bạn có biết chúng bao gồm những thông số nào và đâu là những giá trị tới hạn hay không?

Ở phụ nữ sau sinh, bệnh tiểu đường có thể là hệ quả của tiểu đường thai kỳ hoặc xuất hiện một cách độc lập, không liên quan đến vấn đề sức khỏe nói trên. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ xét nghiệm các chỉ số tiểu đường sau sinh để đánh giá chính xác mức độ và tình trạng thực tế của bệnh nhân. Cùng Long Châu tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Dấu hiệu điển hình của tiểu đường sau sinh

Đa phần các trường hợp đều phát hiện mắc tiểu đường thông qua một số dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Người bệnh thường xuyên khát nước: Khi nồng độ đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách đào thải đường qua đường nước tiểu. Chúng biểu hiện ra bên ngoài bằng hiện tượng đi tiểu nhiều lần, cùng với đó mẹ sau sinh sẽ thấy khát liên tục và uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Vùng kín nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm: Đường huyết cao sẽ khiến môi trường âm đạo thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Kết quả là các vi sinh vật gây hại như nấm, vi khuẩn,... dễ dàng xâm nhập và khu trú, phát triển trong vùng kín. Từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy,...
  • Lâu lành vết thương: Lượng đường trong máu càng tăng cao thì càng “dễ dụ” vi khuẩn tìm đến và làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, khả năng phục hồi tế bào cũng kém hơn hẳn. Vậy nên khi bị thương, người bệnh rất lâu lành, thậm chí còn dễ sinh bội nhiễm, mưng mủ, áp xe.
  • Sụt cân: Khả năng sử dụng glucose của cơ thể gặp nhiều cản trở nên mỡ dưới da được huy động triệt để để giải phóng năng lượng. Chính vì vậy, mẹ sau sinh sẽ gầy đi nhanh chóng nếu mắc phải bệnh lý tiểu đường.
  • Thường xuyên mệt mỏi, người uể oải: Do con đường khai thác đường huyết để cung cấp năng lượng của cơ thể gặp trục trặc nên cơ thể sản phụ luôn cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, khuôn mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí.
Chỉ số tiểu đường sau sinh và những thông tin quan trọng nhất 2
Khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên là triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường

Các xét nghiệm đánh giá tiểu đường sau sinh

Hiện nay có hai phương pháp “cầm trịch”’ trong việc đánh giá tiểu đường sau sinh, đó là xét nghiệm đường huyết khi đói và nghiệm pháp dung nạp glucose.

Xét nghiệm nồng độ đường huyết khi đói

Để làm xét nghiệm này, bệnh nhân không được phép ăn uống trong vòng ít nhất 8 tiếng trước khi tiến hành thủ thuật. Sau khi lấy máu để phân tích thì chỉ số đường huyết khi đói sẽ được đánh giá như sau:

Chỉ số đường huyết (mg/dL)

Chỉ số đường huyết (mmol/L)

Đánh giá

Thấp hơn 60

Thấp hơn 3,3

Thấp hơn mức bình thường, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và cần được tư vấn y tế.

60 - 140

3,3 - 7,8

Nằm trong khoảng an toàn.

140 - 199

7,8 - 11,1

Nguy cơ tiền tiểu đường, cần theo dõi sát sao và điều chỉnh khẩu phần ăn.

Cao hơn 200

Trên 11,1

Bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc đái tháo đường, cần chẩn đoán chính xác và can thiệp càng sớm càng tốt.

Nghiệm pháp dung nạp glucose

Nghiệm pháp dung nạp glucose là phương pháp giúp đánh giá khả năng tiếp nhận và chuyển hóa glucose của cơ thể sau khi ăn. Trước khi xét nghiệm chỉ số đường huyết sau sinh, người bệnh sẽ uống dung dịch glucose, sau một khoảng thời gian nhất định, họ sẽ được lấy mẫu máu để đo lường đường huyết.

Chỉ số đường huyết (mg/dL)

Chỉ số đường huyết (mmol/L)

Đánh giá

Thấp hơn 140

Thấp hơn 7,8

Trong ngưỡng an toàn, không có nguy cơ mắc tiểu đường.

140 - 199

7,8 - 11,1

Có nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường, cần theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn cũng như lối sống.

Cao hơn 200

Trên 11,1

Chỉ số vượt quá ngưỡng bình thường, có thể bị đái tháo đường. Cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chỉ số tiểu đường sau sinh và những thông tin quan trọng nhất 1
Việc xét nghiệm các chỉ số tiểu đường sau sinh sẽ giúp đánh giá chính xác thực trạng của bệnh lý này

Các bước tiến hành xét nghiệm các chỉ số tiểu đường sau sinh

Quy trình xét nghiệm các chỉ số tiểu đường sau sinh được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Người thăm khám sẽ được chuyên gia y tế hướng dẫn nhịn ăn trong tối thiểu 8 giờ để đảm bảo kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao.

Bước 2: Lấy máu lần 1

Sau khi nhịn ăn đủ thời gian, bệnh nhân sẽ được lấy máu lần 1 để xét nghiệm nồng độ đường huyết khi đói.

Bước 3: Uống glucose

Sau khi đã lấy máu lần 1, sản phụ sẽ được uống một cốc nước đường chứa 75g glucose và 0,25l nước sôi để nguội. Mục đích của bước này là làm tăng đường huyết, từ đó đánh giá khả năng tiếp nhận, dung nạp glucose của cơ thể.

Bước 4: Lấy mẫu máu lần 2

Thường sau khi uống đường khoảng hai giờ, bệnh nhân sẽ được lấy máu lần 2 để kiểm tra nồng độ đường huyết một lần nữa.

Chỉ số tiểu đường sau sinh và những thông tin quan trọng nhất 3
Trong quá trình xét nghiệm chỉ số đường huyết, bạn sẽ được lấy máu 2 lần: Khi nhịn ăn 8 giờ và sau khi uống đường 2 giờ

Khi đánh giá nguy cơ mắc tiểu đường sau sinh, chuyên gia y tế sẽ căn cứ vào kết quả của cả hai lần lấy máu xét nghiệm này. Sau đó tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn hay đề xuất phương pháp can thiệp phù hợp.

Kiểm soát đường huyết sau sinh như thế nào?

Để kiểm soát đường huyết sau sinh, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

Với sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ

Trong trường hợp này, sau khi sinh sản phụ không cần phải dùng insulin vì hầu hết các trường hợp đều có đường huyết ổn định bình thường. Tuy nhiên họ vẫn cần kiểm tra đường huyết khi đói vào ngày hôm sau. Trong trường hợp đường huyết sau ăn một tiếng vượt quá 150mg/dL hoặc đường huyết lúc đói trên 100mg/dL thì mới xem xét việc dùng insulin.

Với sản phụ bị tiểu đường thực sự

Đây là trường hợp người bị tiểu đường từ trước và trải qua giai đoạn mang thai, sinh nở.

Sau khi vượt cạn, nếu glucose huyết tương từ 11,1mmol/L trở lên thì cần phải sử dụng insulin. Liều insulin sẽ giảm đi phân nửa so với liều dùng trong giai đoạn mang thai, sau đó tăng dần tới liều bình thường trong vòng khoảng 5 ngày.

Ngoài cách can thiệp đích nói trên thì mẹ sau sinh cũng cần áp dụng một số biện pháp giúp kiểm soát đường huyết lâu dài. Cụ thể là:

  • Điều chỉnh chế độ ăn, dung nạp ít đường và tinh bột, tăng cường bổ sung rau củ quả và các loại đậu.
  • Tích cực tập thể dục, chọn một bộ môn vừa sức để gắn bó dài lâu.
  • Cho con bú sữa mẹ cũng là một cách hay giúp sản phụ kiểm soát đường huyết sau sinh.
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi đường huyết, tiến triển của bệnh nếu có và có biện pháp điều chỉnh, can thiệp hiệu quả.
Chỉ số tiểu đường sau sinh và những thông tin quan trọng nhất 4
Một số cách giúp kiểm soát đường huyết sau sinh

Trên đây là những thông tin quan trọng về chỉ số tiểu đường sau sinh, các dấu hiệu của bệnh lý này và cách đối phó với chúng. Bạn đọc hãy lưu lại cẩm nang hữu ích này để sử dụng khi cần nhé! Trân trọng!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin