Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chức năng sinh lý thận trong cơ thể và những điều cần biết

Ngày 17/07/2024
Kích thước chữ

Thận và gan là hai cơ quan rất quan trọng, tham gia chính trong việc chuyển hóa và đào thải các chất trong cơ thể. Bài viết cung cấp thông tin về chức năng sinh lý thận bình thường và một số bệnh lý gây ra suy giảm chức năng thận thường gặp.

Thận là cơ quan có hình như hai hạt đậu, có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Sinh lý thận tham gia vào quá trình lọc máu, đào thải chất độc và giữ lại các chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, thận còn tham gia vào quá trình cân bằng nước và điện giải, sản xuất nội tiết tố, điều hòa huyết áp.

Vai trò và chức năng sinh lý thận trong cơ thể

Lọc máu

Trong trường hợp sinh lý thận bình thường, mỗi ngày thận sẽ lọc khoảng 200 lít máu nhờ các đơn vị nephron. Cấu trúc của nephron bao gồm mạng lưới mao mạch và nơi lọc ra các chất thải từ dòng máu đến thận (bao gồm creatine, urea, muối hoặc chất lỏng dư thừa).

Tiếp theo, lượng dịch sau khi được lọc qua cầu thận sẽ tiếp tục đi đến ống thận, để tái hấp thu hoặc đào thải thêm các chất thừa trong cơ thể. Các chất không được tái hấp thu sẽ theo đường ống thận tham gia quá trình tạo nước tiểu và được thải ra bên ngoài.

Sinh lý thận 01
Thận là cơ quan tham gia vào quá trình lọc máu và đào thải nước tiểu

Cân bằng điện giải

Vai trò cân bằng điện giải của thận được thực hiện ngay trong quá trình lọc máu, bao gồm việc điều chỉnh nồng độ các ion như natri, kali và phốt pho, sao cho nồng độ ion luôn nằm trong khoảng sinh lý bình thường của cơ thể.

Tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể, các ion sau khi lọc qua cầu thận sẽ được tái hấp thu vào máu hoặc bài tiết ra bên ngoài. Ví dụ như khi cơ thể dư thừa natri, thận sẽ bài tiết thêm natri vào nước tiểu và ngược lại. Điều này thể hiện chức năng cân bằng điện giải của thận.

Duy trì độ pH máu

Thận duy trì pH của máu nằm trong khoảng bình thường bằng cách điều chỉnh lượng acid và gốc bicarbonate. Khi máu được lọc qua thận, acid được tiết qua nước tiểu, trong khi bicarbonat được tái hấp thu vào máu.

Sản xuất hormone quan trọng

Không chỉ giúp cơ thể điều hòa cân bằng nước và điện giải, thận còn tham gia vào quá trình sản xuất và bài tiết một số hormone như:

  • Renin: Hormone này tham gia quá trình điều hòa huyết áp bằng cách kích hoạt quá trình co mạch máu, tăng giữ muối và giữ nước trong cơ thể.
  • Erythropoietin: Là hormone giúp kích thích tủy xương sản xuất tế bào hồng. Bên cạnh đó, chất này còn giúp chuyển dạng vitamin D từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động, từ đó giúp cơ thể tăng hấp thu canxi.
Sinh lý thận 02
Hormone Erythropoietin từ thận giúp kích thích tủy xương sản xuất ra tế bào máu

Điều hòa huyết áp

Nhờ quá trình điều hóa muối và nước trong cơ thể, sinh lý thận giúp giữ cho mức huyết áp bình thường. Khi thể tích máu trong cơ thể giảm, kéo theo huyết áp giảm, lượng máu đến thận giảm, kích hoạt thận tiết ra renin, giúp giữ muối và nước ở lại trong cơ thể.

Ngược lại, khi huyết áp hoặc thể tích dịch trong cơ thể tăng, thận sẽ tăng cường bài biết nước và muối thông qua nước tiểu. Từ đó giúp giảm thể tích máu trong cơ thể, làm hạ huyết áp.

Bài tiết các chất có hoạt tính

Một số chất có thể có trong máu như thuốc hoặc độc tố từ thức ăn, khi đến thận sẽ được lọc ra khỏi máu ở cầu thận. Các chất này sau đó tiếp tục di chuyển đến ống thận, không được tái hấp thu mà đào thải ra ngoài theo nước tiểu, Sinh lý thận bình thường cho phép thận loại bỏ chất độc hoặc các chất không cần thiết trong cơ thể.

Nguyên nhân làm suy giảm chức năng thận

Vậy là bạn đọc đã biết được sinh lý thận và vai trò của thận trong cơ thể. Chính vì thận là cơ quan rất quan trọng, việc nó bị suy giảm hoạt động là rất nguy hiểm và cần phải nhanh chóng được phục hồi. Một số nguyên nhân làm suy giảm chức năng thận có thể kể đến như:

  • Suy thận: Suy thận có thể là tình trạng giảm chức năng thận cấp tính (khởi phát đột ngột) hoặc diễn biến lâu dài thành mãn tính. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối làm bệnh nhân mất hoàn toàn các chức năng sinh lý thận, phải thực hiện chạy thận nhân tạo.
  • Sỏi thận: Là tình trạng có các tinh thể muối (thường là muối canxi) hình thành trong ống thận. Bạn đọc cần biết cách nhận biết các triệu chứng sỏi thận, để kịp thời thăm khám và chữa trị.
  • Viêm ống thận: Có nguyên nhân do tổn thương ở ống thận và mô kẽ, làm suy giảm chức năng thận cấp tính hoặc mãn tính. Viêm ống thận cấp tính thường có nguyên nhân do nhiễm trùng hoặc dị ứng thuốc. Trong khi mãn tính thường do các rối loạn chuyển hóa, di truyền hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời gian dài.
  • Thận nhiễm mỡ: Đây là căn bệnh tự miễn, liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Trong trường hợp này, cơ thể tự tạo ra các kháng thể tự hủy hoại các tế bào bình thường. Khi đó, cơ thể bị mất chất đạm qua nước tiểu. Thận nhiễm mỡ có xu hướng gia tăng do lối sống hiện đại, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không phù hợp.
  • Hội chứng thận hư: Thận hư là tình trạng cơ thể mất trên 3g protein qua nước tiểu mỗi ngày. Nguyên nhân thường thấy là do tổn thương cầu thận, giảm albumin máu và đi kèm với tình trạng phù. Hội chứng này phổ biến hơn ở trẻ em.
  • Bướu thận: Là tình trạng xuất hiện một khối hoặc một nhóm tế bào phát triển bất thường ở thận. Bướu có thể lành tính hoặc ác tính, có kích thích đa dạng từ bé đến lớn.
  • Thận ứ nước: Xảy ra do có tình trạng tắc nghẽn nước tiểu trong thận, làm cho thận bị giãn ra và dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận.
Sinh lý thận 04
Hội chứng thận hư có thể làm cơ thể bị suy dinh dưỡng do mất nhiều protein qua nước tiểu

Sinh lý thận ảnh hưởng đến quá trình gây mê hồi sức

Gây mê hồi sức là quá trình vô cảm, giúp chăm sóc bệnh nhân toàn diện trước, trong và sau khi phẫu thuật. Sinh lý thận và quá trình gây mê hồi sức có liên quan đến nhau, nếu bệnh nhân có chức năng thận suy giảm thì khi thực hiện gây mê hồi sức dễ gặp biến chứng và tăng nguy cơ tử vong.

Bình thường, dòng máu đến cầu thận được cơ thể điều chỉnh bằng nhiều cơ chế, có cả sự tham gia của thận. Quá trình này giúp duy trì thể tích tuần hoàn, cân bằng điện giải và huyết áp, đồng thời bài tiết các chất chuyển hóa hoặc chất độc tố ra khỏi cơ thể.

Khi dùng thuốc trong gây mê hồi sức, có thể làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới thận, qua đó làm giảm huyết áp, giảm khả năng lọc của thận, từ đó làm giảm lượng nước tiểu. Nếu tình trạng trên kéo dài, làm suy giảm chức năng thận thì cần phải được theo dõi và xử trí kịp thời, nhằm bảo vệ sức khỏe của người bệnh.

Sinh lý thận 05
Khi dùng thuốc trong gây mê hồi sức, có thể làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới thận

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về các chức năng sinh lý thận bình thường và một số tình trạng làm suy giảm chức năng thận. Thận là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể, việc thận bị suy giảm chức năng có thể ảnh hưởng đến quá trình lọc máu, cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp và đào thải các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin